Mới đây, người dân ở thôn Tư Lương thuộc xã Tân An, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai đã phát hiện một bia đá cổ rộng 1,6m, cao 2m và bề dày khoảng 1,4m.
Cả hai mặt của bia đá đều có khắc chữ với vết khắc khá tinh xảo. Mặt trước có tám dòng, mặt sau có ba dòng được khắc chìm trên mặt đá.
Các ký tự trên đã mờ và mòn theo nhiều năm tháng chôn vùi trong lòng đất, nhưng vẫn còn nhiều ký tự có thể đọc được.
Theo một số cán bộ làm công tác nghiên cứu văn hóa của Gia Lai thì có thể đây là chữ Phạn của người Chăm cổ.
Tuy nhiên đây chỉ là nhận định ban đầu bởi sự hiện diện của bia đá ở vùng đất này - nơi khá xa lạ với văn hóa Chăm thì vẫn đang cần lời giải đáp của các nhà nghiên cứu./.
Cả hai mặt của bia đá đều có khắc chữ với vết khắc khá tinh xảo. Mặt trước có tám dòng, mặt sau có ba dòng được khắc chìm trên mặt đá.
Các ký tự trên đã mờ và mòn theo nhiều năm tháng chôn vùi trong lòng đất, nhưng vẫn còn nhiều ký tự có thể đọc được.
Theo một số cán bộ làm công tác nghiên cứu văn hóa của Gia Lai thì có thể đây là chữ Phạn của người Chăm cổ.
Tuy nhiên đây chỉ là nhận định ban đầu bởi sự hiện diện của bia đá ở vùng đất này - nơi khá xa lạ với văn hóa Chăm thì vẫn đang cần lời giải đáp của các nhà nghiên cứu./.
Nguyễn Hoài Nam (TTXVN/Vietnam+)