Ngày 27/3, hội nghị khoa học "Tổ chức các hoạt động văn hóa, khoa học và du lịch tại các di tích Nho học Việt Nam" đã diễn ra tại nhà Thái Học, Khu di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội).
Hội nghị do Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám tổ chức với sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học và những người trực tiếp quản lý các di tích Nho học trên cả nước.
Các tham luận tại hội nghị đã khái quát về nền Nho giáo, ảnh hưởng của Nho giáo đối với đời sống xã hội, sự hình thành và tồn tại của hệ thống di tích Nho học gồm Văn Miếu, văn từ, văn chỉ, từ đường ở Việt Nam cùng công tác tu bổ, tôn tạo di tích Nho học.
Các tham luận cũng tập trung phản ánh đời sống sinh hoạt được gắn với nghi thức thờ tự, truyền thống khoa bảng, tôn vinh hiền tài. Đặc biệt là công tác khai thác, sử dụng di tích Nho học hiện nay trong việc nghiên cứu, tổ chức các hoạt động văn hóa, khoa học và du lịch; công tác tuyên truyền, giáo dục và tổ chức các hoạt động khuyến học.
Bà Đỗ Thị Tám, Phó Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám cho biết xưa Văn Miếu-Quốc Tử Giám có các hoạt động tế lễ, giảng dạy, học tập, bình văn, in ấn, lưu giữ, phát hành sách, vinh danh người đỗ đại khoa thì nay di tích tổ chức các hoạt động bảo tồn, nghiên cứu, hội thảo, triển lãm, cuộc thi, dạy thư pháp, khuyến học...
Các hoạt động văn hóa này không chỉ có ý nghĩa tuyên truyền riêng cho di tích mà có tác dụng giáo dục truyền thống tốt đẹp, cổ vũ khuyến học, khuyến tài, khích lệ tinh thần bảo vệ di sản văn hóa Nho học.
Theo các nhà nghiên cứu, tổ chức các hoạt động văn hóa, khoa học, du lịch tại các di tích Nho học là giải pháp tốt để bảo tồn di tích, làm cho di tích sống động, hòa vào cuộc sống của xã hội đương đại, có tác dụng giáo dục và nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, tạo nguồn sinh lợi để bảo tồn di tích.
Tiến sỹ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khẳng định việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa tại Cố đô Huế mà trong đó chủ yếu là các di sản trực tiếp của văn hóa Nho giáo truyền thống góp phần nâng cao vị thế của Cố đô Huế, khiến Huế trở thành trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước.
Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám và hệ thống di tích Nho học trong cả nước đã trở thành một hệ thống di tích quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, đang được bảo tồn và khai thác có hiệu quả.
Việc tổ chức các hoạt động văn hóa, kho học và du lịch tại các di tích Nho học cũng là phát huy hiệu quả các giá trị của di tích nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu, hưởng thụ tinh thần của người dân./.
Hội nghị do Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám tổ chức với sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học và những người trực tiếp quản lý các di tích Nho học trên cả nước.
Các tham luận tại hội nghị đã khái quát về nền Nho giáo, ảnh hưởng của Nho giáo đối với đời sống xã hội, sự hình thành và tồn tại của hệ thống di tích Nho học gồm Văn Miếu, văn từ, văn chỉ, từ đường ở Việt Nam cùng công tác tu bổ, tôn tạo di tích Nho học.
Các tham luận cũng tập trung phản ánh đời sống sinh hoạt được gắn với nghi thức thờ tự, truyền thống khoa bảng, tôn vinh hiền tài. Đặc biệt là công tác khai thác, sử dụng di tích Nho học hiện nay trong việc nghiên cứu, tổ chức các hoạt động văn hóa, khoa học và du lịch; công tác tuyên truyền, giáo dục và tổ chức các hoạt động khuyến học.
Bà Đỗ Thị Tám, Phó Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám cho biết xưa Văn Miếu-Quốc Tử Giám có các hoạt động tế lễ, giảng dạy, học tập, bình văn, in ấn, lưu giữ, phát hành sách, vinh danh người đỗ đại khoa thì nay di tích tổ chức các hoạt động bảo tồn, nghiên cứu, hội thảo, triển lãm, cuộc thi, dạy thư pháp, khuyến học...
Các hoạt động văn hóa này không chỉ có ý nghĩa tuyên truyền riêng cho di tích mà có tác dụng giáo dục truyền thống tốt đẹp, cổ vũ khuyến học, khuyến tài, khích lệ tinh thần bảo vệ di sản văn hóa Nho học.
Theo các nhà nghiên cứu, tổ chức các hoạt động văn hóa, khoa học, du lịch tại các di tích Nho học là giải pháp tốt để bảo tồn di tích, làm cho di tích sống động, hòa vào cuộc sống của xã hội đương đại, có tác dụng giáo dục và nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, tạo nguồn sinh lợi để bảo tồn di tích.
Tiến sỹ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khẳng định việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa tại Cố đô Huế mà trong đó chủ yếu là các di sản trực tiếp của văn hóa Nho giáo truyền thống góp phần nâng cao vị thế của Cố đô Huế, khiến Huế trở thành trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước.
Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám và hệ thống di tích Nho học trong cả nước đã trở thành một hệ thống di tích quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, đang được bảo tồn và khai thác có hiệu quả.
Việc tổ chức các hoạt động văn hóa, kho học và du lịch tại các di tích Nho học cũng là phát huy hiệu quả các giá trị của di tích nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu, hưởng thụ tinh thần của người dân./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)