Ngày 30/12, tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm tái lập tỉnh. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến dự.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng và biểu dương thành tựu kinh tế-xã hội, cùng những nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân Hà Nam.
Chủ tịch nước khẳng định, những thành tựu đạt được qua 15 năm tái lập tỉnh đã làm thay đổi diện mạo của quê hương Hà Nam từ thành phố đến các vùng nông thôn, tạo tiền đề để Hà Nam tiếp tục phát triển trong những năm tới.
Để Hà Nam thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, góp phần tích cực cùng nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Chủ tịch nước đề nghị Đảng bộ và nhân dân Hà Nam cần tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước, phát huy tiềm năng lợi thế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển kinh tế của tỉnh nhanh, bền vững.
Cùng với phát triển kinh tế, tỉnh cần quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, chăm sóc sức khỏe người dân, thực hiện tốt các chính sách giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc những người, gia đình có công với nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân.
Chủ tịch nước căn dặn: cùng với chăm lo củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc, tỉnh cần làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong tỉnh thật trong sạch vững mạnh, củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng.
Chủ tịch nước tin tưởng, những năm tới, Hà Nam phát huy cao nhất nội lực, liên kết chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng, trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
Là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng có bề dày lịch sử, văn hiến lâu đời, Hà Nam từ một tỉnh có xuất phát điểm thấp, thuần nông, nhờ phát huy truyền thống, đồng lòng vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy các điều kiện thuận lợi, đã từng bước chuyển mình và phát triển, đổi mới về mọi mặt.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn Hà Nam năm 2011 đạt 1.840 tỷ đồng, gấp 27 lần năm đầu tái lập tỉnh. Thu nhập bình quân năm đạt 21,1 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế tỉnh có những thay đổi rõ rệt, nông-lâm nghiệp, thủy sản chiếm 20%; công nghiệp, xây dựng chiếm 50,2% và dịch vụ 29,8%.
Phát huy lợi thế vị trí cửa ngõ Thủ đô, Hà Nam mở được 8 khu công nghiệp với diện tích gần 1.800ha, trong đó có 4 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút trên 100 dự án lớn đang sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động. Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh cũng đặc biệt quan tâm đến giải quyết các chế độ chính sách, công tác đền ơn đáp nghĩa, giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 11,6%.
Thực hiện Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, tỉnh đã bố trí 66 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, huy động sức dân, cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ 25 tỷ đồng huy động để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn.
Những năm gần đây, Hà Nam luôn có tên trong tốp 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh giỏi quốc gia, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông, trúng tuyển các trường đại học, cao đẳng. Hiện Hà Nam đang gấp rút thi công khu đô thị đại học thu hút các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước, trở thành địa chỉ uy tín đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao./.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng và biểu dương thành tựu kinh tế-xã hội, cùng những nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân Hà Nam.
Chủ tịch nước khẳng định, những thành tựu đạt được qua 15 năm tái lập tỉnh đã làm thay đổi diện mạo của quê hương Hà Nam từ thành phố đến các vùng nông thôn, tạo tiền đề để Hà Nam tiếp tục phát triển trong những năm tới.
Để Hà Nam thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, góp phần tích cực cùng nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Chủ tịch nước đề nghị Đảng bộ và nhân dân Hà Nam cần tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước, phát huy tiềm năng lợi thế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển kinh tế của tỉnh nhanh, bền vững.
Cùng với phát triển kinh tế, tỉnh cần quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, chăm sóc sức khỏe người dân, thực hiện tốt các chính sách giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc những người, gia đình có công với nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân.
Chủ tịch nước căn dặn: cùng với chăm lo củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc, tỉnh cần làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong tỉnh thật trong sạch vững mạnh, củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng.
Chủ tịch nước tin tưởng, những năm tới, Hà Nam phát huy cao nhất nội lực, liên kết chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng, trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
Là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng có bề dày lịch sử, văn hiến lâu đời, Hà Nam từ một tỉnh có xuất phát điểm thấp, thuần nông, nhờ phát huy truyền thống, đồng lòng vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy các điều kiện thuận lợi, đã từng bước chuyển mình và phát triển, đổi mới về mọi mặt.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn Hà Nam năm 2011 đạt 1.840 tỷ đồng, gấp 27 lần năm đầu tái lập tỉnh. Thu nhập bình quân năm đạt 21,1 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế tỉnh có những thay đổi rõ rệt, nông-lâm nghiệp, thủy sản chiếm 20%; công nghiệp, xây dựng chiếm 50,2% và dịch vụ 29,8%.
Phát huy lợi thế vị trí cửa ngõ Thủ đô, Hà Nam mở được 8 khu công nghiệp với diện tích gần 1.800ha, trong đó có 4 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút trên 100 dự án lớn đang sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động. Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh cũng đặc biệt quan tâm đến giải quyết các chế độ chính sách, công tác đền ơn đáp nghĩa, giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 11,6%.
Thực hiện Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, tỉnh đã bố trí 66 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, huy động sức dân, cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ 25 tỷ đồng huy động để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn.
Những năm gần đây, Hà Nam luôn có tên trong tốp 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh giỏi quốc gia, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông, trúng tuyển các trường đại học, cao đẳng. Hiện Hà Nam đang gấp rút thi công khu đô thị đại học thu hút các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước, trở thành địa chỉ uy tín đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao./.
Hoàng Giang-Ninh Đức Phương (TTXVN/Vietnam+)