Các nhà khảo cổ thuộc Viện bảo tàng Tự nhiên Berlin (Đức) đang làm việc tại Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) cho biết họ đã phát hiện những dấu chân voi có niên đại 7 triệu năm.
Đây được xem là những dấu chân voi cổ nhất và có lẽ là chuỗi dấu chân của bầy voi cổ đại dài nhất được phát lộ từ trước tới nay, dài 260m.
Theo các nhà khoa học, những dấu chân trên thuộc về một đàn voi gồm ít nhất 13 con, trong đó có cả voi con và voi trưởng thành, khi chúng bước qua đầm lầy. Những vết chân này rắn lại và bị vùi lấp theo thời gian. Dấu chân có kích thước lớn nhất được cho là của một con voi đực.
Phát hiện trên cho thấy minh chứng cổ xưa nhất cho cấu trúc xã hội phức hợp trong loài voi - một xã hội mẫu hệ và phân biệt giới tính, cũng như những đặc tính cô lập và bầy đàn.
Những con voi đực thường chung sống cùng các thành viên trong gia đình cho đến khi chúng trưởng thành. Sau đó, chúng sẽ tách ra sống cô lập và chỉ gặp lại bầy đàn của mình trong những khoảng thời gian nhất định, chủ yếu là trong thời kỳ giao phối./.
Đây được xem là những dấu chân voi cổ nhất và có lẽ là chuỗi dấu chân của bầy voi cổ đại dài nhất được phát lộ từ trước tới nay, dài 260m.
Theo các nhà khoa học, những dấu chân trên thuộc về một đàn voi gồm ít nhất 13 con, trong đó có cả voi con và voi trưởng thành, khi chúng bước qua đầm lầy. Những vết chân này rắn lại và bị vùi lấp theo thời gian. Dấu chân có kích thước lớn nhất được cho là của một con voi đực.
Phát hiện trên cho thấy minh chứng cổ xưa nhất cho cấu trúc xã hội phức hợp trong loài voi - một xã hội mẫu hệ và phân biệt giới tính, cũng như những đặc tính cô lập và bầy đàn.
Những con voi đực thường chung sống cùng các thành viên trong gia đình cho đến khi chúng trưởng thành. Sau đó, chúng sẽ tách ra sống cô lập và chỉ gặp lại bầy đàn của mình trong những khoảng thời gian nhất định, chủ yếu là trong thời kỳ giao phối./.
Thanh Phương (Vietnam+)