Hơn 100 đại biểu là những thành viên đầu tiên của Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã tham dự Đại hội lần thứ nhất Hiệp hội, tổ chức sáng 22/5, tại Hà Nội.
Phát biểu tại Đại hội, ông Nguyễn Quốc Cường đánh giá cao vai trò của sản xuất hữu cơ trong phát triển ngành nông nghiệp bền vững và sản xuất hữu cơ là đích mà nền nông nghiệp của Việt Nam và thế giới đang hướng tới. Đặc biệt, Việt Nam mới ở giai đoạn đầu phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ nên còn gặp khó khăn về thị trường và xây dựng thương hiệu, đòi hỏi sự kiên trì phấn đấu để vượt qua và từng bước hội nhập với thế giới.
Theo ông Nguyễn Quốc Cường, cần phát huy vai trò xung kích, khuyến khích hội viên cùng nghiên cứu, đề xuất các chính sách phát triển, bảo vệ người tiêu dùng; đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.
Đại diện của Liên đoàn Phong trào Nông nghiệp Hữu cơ quốc tế (IFOAM) cũng cho rằng việc thành lập một tổ chức hữu cơ mang tầm cỡ quốc gia là một bước quan trọng bảo đảm cho sự phát triển của ngành hữu cơ và sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam.
Đại hội Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam lần thứ nhất đã xác định mục tiêu trọng tâm thời gian tới là tăng cường công tác truyền thông nhằm thông tin kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các thông tin trong nước và quốc tế có liên quan đến nông nghiệp hữu cơ, phổ biến, đào tạo các kiến thức nông nghiệp hữu cơ cho các thành viên.
Ngoài ra, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động nhằm xây dựng mắt xích của chuỗi sản xuất nông nghiệp hữu cơ; thực hiện các dịch vụ hỗ trợ thành viên tiếp cận với các chính sách ưu tiên phát triển của nhà nước với việc áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt; xây dựng kế hoạch và tổ chức phối hợp hoạt động với các tổ chức liên quan đến nông nghiệp hữu cơ.
Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cũng sẽ triển khai các hoạt động nghiên cứu nhằm tư vấn, đề xuất với Đảng, Nhà nước cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam; tổ chức và mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ…
Đại hội cũng thông qua Điều lệ tổ chức, hoạt động Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam; bầu Ban chấp hành Hiệp hội nhiệm kỳ thứ nhất (2012-2017) gồm 19 thành viên; trong đó ông Hà Phúc Mịch, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam. Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cũng đã được thông qua tại Đại hội.
Tính đến cuối năm 2009, toàn thế giới có 160 nước được IFOAM chứng nhận có nền nông nghiệp hữu cơ, với 37,2 triệu ha đất nông nghiệp hữu cơ (chiếm 0,9% đất nông nghiệp toàn thế giới). Hiện có 77 nước đã xây dựng xong nền nông nghiệp hữu cơ và 27 nước đang trong quá trình hoàn thiện tiêu chuẩn quốc gia cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, với 532 tổ chức cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đạt chuẩn.
Từ năm 2010, thị trường nông sản hữu cơ vẫn tăng trưởng vượt qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu với doanh thu đạt gần 55 tỷ USD (gấp 3 lần năm 2008). Riêng Việt Nam, đến cuối năm 2009 có hơn 14.000ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận đạt chuẩn, chiếm 0,14% đất nông nghiệp; diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ là lớn nhất với 7.000ha; có 13 nhà sản xuất được chứng nhận đạt tiêu chuẩn và đang sản xuất các sản phẩm hữu cơ như tôm, cá basa, chè, hạt điều…/.
Phát biểu tại Đại hội, ông Nguyễn Quốc Cường đánh giá cao vai trò của sản xuất hữu cơ trong phát triển ngành nông nghiệp bền vững và sản xuất hữu cơ là đích mà nền nông nghiệp của Việt Nam và thế giới đang hướng tới. Đặc biệt, Việt Nam mới ở giai đoạn đầu phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ nên còn gặp khó khăn về thị trường và xây dựng thương hiệu, đòi hỏi sự kiên trì phấn đấu để vượt qua và từng bước hội nhập với thế giới.
Theo ông Nguyễn Quốc Cường, cần phát huy vai trò xung kích, khuyến khích hội viên cùng nghiên cứu, đề xuất các chính sách phát triển, bảo vệ người tiêu dùng; đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.
Đại diện của Liên đoàn Phong trào Nông nghiệp Hữu cơ quốc tế (IFOAM) cũng cho rằng việc thành lập một tổ chức hữu cơ mang tầm cỡ quốc gia là một bước quan trọng bảo đảm cho sự phát triển của ngành hữu cơ và sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam.
Đại hội Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam lần thứ nhất đã xác định mục tiêu trọng tâm thời gian tới là tăng cường công tác truyền thông nhằm thông tin kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các thông tin trong nước và quốc tế có liên quan đến nông nghiệp hữu cơ, phổ biến, đào tạo các kiến thức nông nghiệp hữu cơ cho các thành viên.
Ngoài ra, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động nhằm xây dựng mắt xích của chuỗi sản xuất nông nghiệp hữu cơ; thực hiện các dịch vụ hỗ trợ thành viên tiếp cận với các chính sách ưu tiên phát triển của nhà nước với việc áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt; xây dựng kế hoạch và tổ chức phối hợp hoạt động với các tổ chức liên quan đến nông nghiệp hữu cơ.
Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cũng sẽ triển khai các hoạt động nghiên cứu nhằm tư vấn, đề xuất với Đảng, Nhà nước cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam; tổ chức và mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ…
Đại hội cũng thông qua Điều lệ tổ chức, hoạt động Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam; bầu Ban chấp hành Hiệp hội nhiệm kỳ thứ nhất (2012-2017) gồm 19 thành viên; trong đó ông Hà Phúc Mịch, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam. Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cũng đã được thông qua tại Đại hội.
Tính đến cuối năm 2009, toàn thế giới có 160 nước được IFOAM chứng nhận có nền nông nghiệp hữu cơ, với 37,2 triệu ha đất nông nghiệp hữu cơ (chiếm 0,9% đất nông nghiệp toàn thế giới). Hiện có 77 nước đã xây dựng xong nền nông nghiệp hữu cơ và 27 nước đang trong quá trình hoàn thiện tiêu chuẩn quốc gia cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, với 532 tổ chức cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đạt chuẩn.
Từ năm 2010, thị trường nông sản hữu cơ vẫn tăng trưởng vượt qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu với doanh thu đạt gần 55 tỷ USD (gấp 3 lần năm 2008). Riêng Việt Nam, đến cuối năm 2009 có hơn 14.000ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận đạt chuẩn, chiếm 0,14% đất nông nghiệp; diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ là lớn nhất với 7.000ha; có 13 nhà sản xuất được chứng nhận đạt tiêu chuẩn và đang sản xuất các sản phẩm hữu cơ như tôm, cá basa, chè, hạt điều…/.
Hoàng Tùng-Khiếu Tư (TTXVN)