Ngày 18/7, tại tỉnh An Giang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khuyến nông với chủ đề “Phát triển chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học."
Tham dự diễn đàn có lãnh dạo Trung tâm khuyến nông Quốc gia, đại diện Cục Chăn nuôi, Cơ quan Thú y vùng 7, đại diện tổ chức FAO tại Việt nam, đại diện các Viện, Trường Đại học, lãnh đạo tỉnh An Giang, ngành nông nghiệp tỉnh cùng 300 nông dân của 10 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long tham dự.
Chăn nuôi vịt là nghề truyền thống của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, con vịt và sản phẩm của nó đã gắn liền với văn hóa, phong tục, tập quán của người dân Nam bộ. Chăn nuôi vịt mang lại nguồn thu nhâp quan trọng cho người chăn nuôi, góp phần giúp xóa đói giảm nghèo. Chăn nuôi thủy cầm chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh Nam bộ, đàn thủy cầm vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm gần 41% so với tổng đàn thủy cầm cả nước.
Ngoài ra, hàng năm các hộ nuôi thủy cầm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn xuất khẩu được khoảng 30 triệu trứng vịt muối, mang lại lượng ngoại tệ không nhỏ cho đất nước. Tuy nhiên đặc điểm chăn nuôi thủy cầm hiện nay của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nuôi thả rong trong sân vườn, ao hồ, vịt chạy đồng, biện pháp nuôi là tận dụng thức ăn thừa, phụ phẩm trong nông nghiệp làm nguồn thức ăn cho thủy cầm. Cách nuôi trên tuy giá thành thấp nhưng rủi ro cao, dễ mắc bệnh, hiệu quả kinh tế bấp bênh, và đây là hình thức kinh tế tự cung tự cấp cần phải thay đổi.
Tại diễn đàn các hộ nông dân đã đặt nhiều câu hỏi về các mô hình phát triển chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học, cách phòng ngừa dịch bệnh, các loại giống siêu thịt, siêu trứng, việc tiêu thụ sản phẩm.
Theo Trung tâm khuyến nông Quốc gia, để chăn nuôi thủy cầm đảm bảo phát triển an toàn và bền vững thì vấn đề quan trọng nhất là nhận thức của người chăn nuôi. Do đó các hộ chăn nuôi thủy cầm cần phải được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, thực hành các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, phải tiêm phòng vắcxin đầy đủ, phải liên kết giữa chăn nuôi với tiêu thụ thông qua các doanh nghiệp có trên địa bàn. Quản lý chặt chẽ vịt chạy đồng theo tinnh thần Quyết định 1405/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 60 và 92 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, qui định về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đánh giá cao các mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học của tỉnh Angiang đã thực hiện trong thời gian qua, các mô hình trên đã hạn chế được ô nhiễm môi trường, không phát tán mầm bệnh cúm gia cầm gây ảnh hưởng đến tính mạng của con người. Trong 9 năm qua Angiang không xảy ra dịch cúm gia cầm, đây là một kinh nghiệm quý cho các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long làm theo.
Trong thời gian tới Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ đẩy mạnh nhân rộng mô hình an toàn sinh học như mô hình vịt-cá, vịt-cá-lúa kết hợp. Từ đó hạn chế tối đa việc vịt chạy đồng xa, thay vào đó là mô hình vịt chạy đồng gần có kiểm soát và đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới vào mô hình như đưa giống vịt năng suất cao, các sản phẩm xử lý môi trường đạt hiệu quả cao cho người nuôi nhằm hạn chế tối đa dịch cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng nuôi thủy cầm khác trong nước./.
Tham dự diễn đàn có lãnh dạo Trung tâm khuyến nông Quốc gia, đại diện Cục Chăn nuôi, Cơ quan Thú y vùng 7, đại diện tổ chức FAO tại Việt nam, đại diện các Viện, Trường Đại học, lãnh đạo tỉnh An Giang, ngành nông nghiệp tỉnh cùng 300 nông dân của 10 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long tham dự.
Chăn nuôi vịt là nghề truyền thống của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, con vịt và sản phẩm của nó đã gắn liền với văn hóa, phong tục, tập quán của người dân Nam bộ. Chăn nuôi vịt mang lại nguồn thu nhâp quan trọng cho người chăn nuôi, góp phần giúp xóa đói giảm nghèo. Chăn nuôi thủy cầm chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh Nam bộ, đàn thủy cầm vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm gần 41% so với tổng đàn thủy cầm cả nước.
Ngoài ra, hàng năm các hộ nuôi thủy cầm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn xuất khẩu được khoảng 30 triệu trứng vịt muối, mang lại lượng ngoại tệ không nhỏ cho đất nước. Tuy nhiên đặc điểm chăn nuôi thủy cầm hiện nay của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nuôi thả rong trong sân vườn, ao hồ, vịt chạy đồng, biện pháp nuôi là tận dụng thức ăn thừa, phụ phẩm trong nông nghiệp làm nguồn thức ăn cho thủy cầm. Cách nuôi trên tuy giá thành thấp nhưng rủi ro cao, dễ mắc bệnh, hiệu quả kinh tế bấp bênh, và đây là hình thức kinh tế tự cung tự cấp cần phải thay đổi.
Tại diễn đàn các hộ nông dân đã đặt nhiều câu hỏi về các mô hình phát triển chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học, cách phòng ngừa dịch bệnh, các loại giống siêu thịt, siêu trứng, việc tiêu thụ sản phẩm.
Theo Trung tâm khuyến nông Quốc gia, để chăn nuôi thủy cầm đảm bảo phát triển an toàn và bền vững thì vấn đề quan trọng nhất là nhận thức của người chăn nuôi. Do đó các hộ chăn nuôi thủy cầm cần phải được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, thực hành các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, phải tiêm phòng vắcxin đầy đủ, phải liên kết giữa chăn nuôi với tiêu thụ thông qua các doanh nghiệp có trên địa bàn. Quản lý chặt chẽ vịt chạy đồng theo tinnh thần Quyết định 1405/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 60 và 92 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, qui định về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đánh giá cao các mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học của tỉnh Angiang đã thực hiện trong thời gian qua, các mô hình trên đã hạn chế được ô nhiễm môi trường, không phát tán mầm bệnh cúm gia cầm gây ảnh hưởng đến tính mạng của con người. Trong 9 năm qua Angiang không xảy ra dịch cúm gia cầm, đây là một kinh nghiệm quý cho các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long làm theo.
Trong thời gian tới Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ đẩy mạnh nhân rộng mô hình an toàn sinh học như mô hình vịt-cá, vịt-cá-lúa kết hợp. Từ đó hạn chế tối đa việc vịt chạy đồng xa, thay vào đó là mô hình vịt chạy đồng gần có kiểm soát và đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới vào mô hình như đưa giống vịt năng suất cao, các sản phẩm xử lý môi trường đạt hiệu quả cao cho người nuôi nhằm hạn chế tối đa dịch cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng nuôi thủy cầm khác trong nước./.
Vương Thoại Trung (Vietnam+)