Tại phiên họp chiều 14/1 Đại hội XI của Đảng, ông Châu Văn Minh, Bí thư Đảng bộ, Chủ tịch Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam đã trình bày tham luận “Xây dựng đội ngũ tri thức Việt Nam lớn mạnh từng bước phát triển nền kinh tế tri thức.” Vietnamplus xin trích giới thiệu bài tham luận trên
… Để phát triển nền kinh tế tri thức cần phải có đội ngũ tri thức nhiều về số lượng và cao về chất lượng, đồng thời phải có cơ chế thích hợp để đội ngũ trí thức phát huy vai trò của mình, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Muốn vậy, một mặt cần khuyến khích, động viên và tạo điều kiện để đội ngũ trí thức phát huy truyền thống yêu nước, phụng sự hết mình cho đất nước và nhân dân, đem trí tuệ, tài năng, sức lực cùng nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đưa đất nước vượt qua nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Mặt khác, chúng ta cũng cần giải quyết đồng bộ một số giải pháp sau đây:
Tập trung đổi mới cơ chế, chính sách phát triển khoa học công nghệ, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tăng cường sức cạnh tranh, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền; tăng cường hỗ trợ đổi mới và nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp; xây dựng đồng bộ các cơ chế, chính sách, tạo sự năng động và hiệu quả trong hoạt động khoa học công nghệ của mọi tổ chức và cá nhân; tạo sự gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo với sản xuất, kinh doanh, đồng thời xây dựng cơ chế hiệu quả nhằm hỗ trợ các sản phẩm nghiên cứu và phát triển công nghệ trở thành sản phẩm hàng hóa, đáp ứng được nhu cầu của các lĩnh vực kinh tế-xã hội; xây dựng và phát triển thị trường khoa học công nghệ bình đẳng, lành mạnh, phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Mỗi một chính sách phát triển kinh tế-xã hội cần phải có các giải pháp khoa học công nghệ phù hợp kèm theo. Nhà nước tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và triển khai ứng dụng công nghệ mới hiện đại để đến năm 2020 đạt mức trung bình trên thế giới, trong đó phấn đấu khuyến khích đẩy nhanh tốc độ tăng đầu tư từ nguồn lực xã hội ngoài ngân sách.
Nâng cao chất lượng nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, chú trọng các nghiên cứu cơ bản có trọng điểm, tập trung đầu tư để đạt trình độ và chuẩn mực quốc tế, coi nghiên cứu cơ bản là nền tảng để phát triển năng lực nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ của đất nước, là hạ tầng cơ sở của nền khoa học công nghệ nước nhà; đẩy mạng nghiên cứu ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, khai thác hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên; tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động khoa học công nghệ.
Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý và cơ chế tài chính trong khoa học công nghệ tạo động lực cho đội ngũ trí thức khoa học công nghệ phát huy sáng tạo; Nhà nước tập trung xây dựng các quỹ phát triển, các chương trình khoa học công nghệ lớn, xác định và đặt hàng thực hiện những nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia, tập trung lực lượng giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ then chốt.
Phát triển và hiện đại hóa nền giáo dục ở tất cả các bậc học, nhằm mục tiêu lâu dài là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và xây dựng nhân cách con người Việt Nam.
Đầu tư đủ mạnh cho giáo dục đào tạo để cùng với khoa học công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu của đất nước. Có chính sách đãi ngộ, trọng dụng, tôn vinh thích hợp với đội ngũ trí thức nói chung và chính sách đặc biệt để thu hút nhân tài, hạn chế hiện tượng chảy máu chất xám./.
… Để phát triển nền kinh tế tri thức cần phải có đội ngũ tri thức nhiều về số lượng và cao về chất lượng, đồng thời phải có cơ chế thích hợp để đội ngũ trí thức phát huy vai trò của mình, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Muốn vậy, một mặt cần khuyến khích, động viên và tạo điều kiện để đội ngũ trí thức phát huy truyền thống yêu nước, phụng sự hết mình cho đất nước và nhân dân, đem trí tuệ, tài năng, sức lực cùng nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đưa đất nước vượt qua nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Mặt khác, chúng ta cũng cần giải quyết đồng bộ một số giải pháp sau đây:
Tập trung đổi mới cơ chế, chính sách phát triển khoa học công nghệ, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tăng cường sức cạnh tranh, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền; tăng cường hỗ trợ đổi mới và nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp; xây dựng đồng bộ các cơ chế, chính sách, tạo sự năng động và hiệu quả trong hoạt động khoa học công nghệ của mọi tổ chức và cá nhân; tạo sự gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo với sản xuất, kinh doanh, đồng thời xây dựng cơ chế hiệu quả nhằm hỗ trợ các sản phẩm nghiên cứu và phát triển công nghệ trở thành sản phẩm hàng hóa, đáp ứng được nhu cầu của các lĩnh vực kinh tế-xã hội; xây dựng và phát triển thị trường khoa học công nghệ bình đẳng, lành mạnh, phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Mỗi một chính sách phát triển kinh tế-xã hội cần phải có các giải pháp khoa học công nghệ phù hợp kèm theo. Nhà nước tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và triển khai ứng dụng công nghệ mới hiện đại để đến năm 2020 đạt mức trung bình trên thế giới, trong đó phấn đấu khuyến khích đẩy nhanh tốc độ tăng đầu tư từ nguồn lực xã hội ngoài ngân sách.
Nâng cao chất lượng nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, chú trọng các nghiên cứu cơ bản có trọng điểm, tập trung đầu tư để đạt trình độ và chuẩn mực quốc tế, coi nghiên cứu cơ bản là nền tảng để phát triển năng lực nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ của đất nước, là hạ tầng cơ sở của nền khoa học công nghệ nước nhà; đẩy mạng nghiên cứu ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, khai thác hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên; tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động khoa học công nghệ.
Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý và cơ chế tài chính trong khoa học công nghệ tạo động lực cho đội ngũ trí thức khoa học công nghệ phát huy sáng tạo; Nhà nước tập trung xây dựng các quỹ phát triển, các chương trình khoa học công nghệ lớn, xác định và đặt hàng thực hiện những nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia, tập trung lực lượng giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ then chốt.
Phát triển và hiện đại hóa nền giáo dục ở tất cả các bậc học, nhằm mục tiêu lâu dài là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và xây dựng nhân cách con người Việt Nam.
Đầu tư đủ mạnh cho giáo dục đào tạo để cùng với khoa học công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu của đất nước. Có chính sách đãi ngộ, trọng dụng, tôn vinh thích hợp với đội ngũ trí thức nói chung và chính sách đặc biệt để thu hút nhân tài, hạn chế hiện tượng chảy máu chất xám./.
(TTXVN/Vietnam+)