Chiều 4/11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Báo cáo việc kết thúc xây dựng và đưa vào vận hành công trình quan trọng quốc gia Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất; dự án Luật Đo lường và Luật Thủ đô.
Đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết công nhận kết thúc xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất
Báo cáo kết thúc xây dựng và đưa vào vận hành công trình quan trọng quốc gia Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất do Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đánh giá chủ đầu tư đã hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Tất cả các hạng mục công trình của Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã hoàn thành xây dựng, chạy thử, nghiệm thu và bàn giao cho chủ đầu tư, bảo đảm chất lượng theo đúng tiêu chuẩn của dự án; công tác quản lý chất lượng trong quá trình thiết kế, mua sắm, lắp đặt, chạy thử, chạy nghiệm thu đã được coi trọng và thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Việt Nam, đáp ứng chuẩn mực quốc tế; các chứng chỉ cho dự án đã được các cấp có thẩm quyền cấp.
Tính đến cuối tháng 9/2010, công tác quyết toán dự án đã cơ bản hoàn thành, hiện còn khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng đang thực hiện quyết toán.
Dự kiến giá trị quyết toán nằm trong tổng mức đầu tư được duyệt và công tác quyết toán sẽ hoàn thành vào tháng 12/2010. Sau khi hoàn thành, Chính phủ sẽ có báo cáo trình Quốc hội.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang vận hành an toàn, ổn định với 100% công suất thiết kế, sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thị trường trong nước giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu từ thị trường bên ngoài, đảm bảo an ninh năng lượng, gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên dầu khí; doanh thu của nhà máy (kể từ ngày nhận bàn giao) đạt trên 25.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước khoảng 3.000 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho khoảng 1.400 lao động trực tiếp và hàng vạn lao động trong các ngành công nghiệp và phụ trợ khác...
Báo cáo thẩm tra việc kết thúc xây dựng và đưa vào vận hành công trình quan trọng quốc gia Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận định qua báo cáo của Chính phủ và phân tích của các đại biểu tại các hội nghị, hội thảo cho thấy chủ trương đầu tư dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất là đúng đắn, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm lớn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ trong chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế miền Trung nói riêng và góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung.
Công trình Nhà máy lọc dầu Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi đã và đang đem lại tác động tích cực về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng, đánh dấu sự trưởng thành của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản nhất trí với các nội dung đã nêu trong Báo cáo của Chính phủ về những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, nguyên nhân, đồng thời thẳng thắn chỉ ra những mặt còn hạn chế đó là dự án đã chậm tiến độ 9 năm so với Nghị quyết số 07/1997/QH10 của Quốc hội khóa X; giai đoạn trước năm 2005 do chưa được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện một cách quyết liệt, dự toán và phương án huy động nguồn tài chính, lựa chọn nhà thầu liên danh chưa thực sự chuẩn xác.
Dù nhà máy đã đưa vào hoạt động với 100% công suất nhưng vẫn còn một số tồn tại nhỏ về kỹ thuật, công tác di dân, tái định cư, bồi thường, giải phóng mặt bằng vẫn cần được quan tâm tiếp tục xử lý...
Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường đề nghị Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết về việc công nhận kết thúc xây dựng công trình quan trọng quốc gia Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất vào giao Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Chủ đầu tư hoàn thành toàn bộ công tác quyết toán và vận hành công trình an toàn, hiệu quả.
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Chủ đầu tư, các cơ quan hữu quan hoàn thành toàn bộ công tác quyết toán và vận hành công trình an toàn, hiệu quả; khắc phục các vấn đề kỹ thuật còn tồn đọng và tiêu thụ sản phẩm, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; tổng kết bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng các dự án lọc dầu trong thời gian tới cũng như dự án, công trình quan trọng quốc gia khác trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Bảo đảm hoạt động đo lường từng bước thống nhất và chính xác
Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Đo lường đã nêu ra nguyên nhân của những bất cập trong hoạt động đo lường là do các cơ chế, chính sách và pháp luật về đo lường của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu thúc đẩy phát triển hoạt động đo lường phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Các quy định hiện hành (Pháp lệnh Đo lường năm 1999 và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành) chưa bao quát toàn bộ hoạt động đo lường mà mới tập trung điều chỉnh một số vấn đề cơ bản nhất của đo lường; các quy định về xây dựng, quản lý hệ thống chuẩn đo lường, liên kết chuẩn đo lường vẫn còn những nội dung chưa phù hợp với thực tiễn trong nước và thông lệ quốc tế...
Thực trạng hoạt động đo lường và thực trạng pháp luật về đo lường ở Việt Nam cho thấy để giải quyết những bất cập trong hoạt động đo lường hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, việc ban hành Luật Đo lường để điều chỉnh thống nhất và toàn diện hoạt động đo lường là cần thiết và cấp bách. Dự thảo Luật gồm 49 điều chia thành 7 chương.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đánh giá việc ban hành Luật Đo lường là cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước; bảo đảm hoạt động đo lường từng bước thống nhất và chính xác, góp phần bảo đảm công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vật tư, năng lượng.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng dự án Luật Đo lường nên tập trung chủ yếu điều chỉnh về đo lường pháp định, đồng thời nên có một số nội dung nhằm làm rõ hơn các quy định về đo lường khoa học cũng như đo lường công nghiệp.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị rà soát thêm các quy định của dự thảo Luật nhằm bảo đảm sự phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và tương thích với các quy định của Tổ chức đo lường quốc tế về đơn vị đo lường quốc tế, liên kết chuẩn đo lường quốc tế…; các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về đối tượng, nội dung, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn; các quy định của Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ...; phân định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp về đo lường và của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; bổ sung nội dung giao Chính phủ quy định chi tiết cách tính “số tiền thu lợi do vi phạm về đo lường mà có” tại khoản 3 Điều 47...
Phát triển Thủ đô xứng đáng là bộ mặt của cả nước
Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Thủ đô đã nêu rõ việc ban hành Luật Thủ đô trên cơ sở nâng Pháp lệnh lên thành Luật, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng, quản lý và phát triển Thủ đô Hà Nội đã được mở rộng về địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15/QH theo một số chính sách, cơ chế đặc thù là cần thiết.
Với tính chất là một đạo luật tổng hợp, quy định bổ sung pháp luật hiện hành về một số vấn đề liên quan đến Thủ đô, dự thảo Luật quy định các nhóm nội dung lớn như những vấn đề chung về vị trí, vai trò của Thủ đô; mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển Thủ đô; trách nhiệm của Thủ đô đối với cả nước; biểu tượng của Thủ đô và công dân danh dự Thủ đô; chính sách chung về đầu tư, xây dựng Thủ đô.
Một số chính sách đặc thù trong xây dựng, phát triển, quản lý Thủ đô được lựa chọn trên cơ sở kế thừa và phát triển những quy định còn phù hợp của pháp lệnh và bổ sung một số quy định mới, cần thiết trên cơ sở so sánh với pháp luật hiện hành; trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý Thủ đô của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Luật được thiết kế gồm 4 chương, 35 điều.
Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thủ đô của Ủy ban Pháp luật cho rằng theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời là đơn vị hành chính cấp tỉnh, vì thế tổ chức cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền thành phố Hà Nội cũng giống như các địa phương khác, phù hợp với quy định của Hiến pháp về nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam.
Ủy ban Pháp luật thấy rằng không thể quy định giao cho "Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng, trình Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn liên quan đến các cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại Chương II của Luật này mà chưa được pháp luật quy định; hay quy định về "công dân danh dự Thủ đô"...
Ủy ban Pháp luật tán thành cần có một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với Hà Nội để có thể khai thác tiềm năng, phát huy thế mạnh nhằm phát triển Thủ đô xứng đáng là bộ mặt của cả nước; các cơ chế, chính sách đặc thù cần được quy định cụ thể ngay trong Luật chứ không thể quy định chung chung về mục tiêu của cơ chế, chính sách đó, còn cơ chế, chính sách cụ thể như thế nào thì giao cho cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Ngày mai, Quốc hội tiếp tục làm việc theo chương trình./.
Đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết công nhận kết thúc xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất
Báo cáo kết thúc xây dựng và đưa vào vận hành công trình quan trọng quốc gia Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất do Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đánh giá chủ đầu tư đã hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Tất cả các hạng mục công trình của Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã hoàn thành xây dựng, chạy thử, nghiệm thu và bàn giao cho chủ đầu tư, bảo đảm chất lượng theo đúng tiêu chuẩn của dự án; công tác quản lý chất lượng trong quá trình thiết kế, mua sắm, lắp đặt, chạy thử, chạy nghiệm thu đã được coi trọng và thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Việt Nam, đáp ứng chuẩn mực quốc tế; các chứng chỉ cho dự án đã được các cấp có thẩm quyền cấp.
Tính đến cuối tháng 9/2010, công tác quyết toán dự án đã cơ bản hoàn thành, hiện còn khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng đang thực hiện quyết toán.
Dự kiến giá trị quyết toán nằm trong tổng mức đầu tư được duyệt và công tác quyết toán sẽ hoàn thành vào tháng 12/2010. Sau khi hoàn thành, Chính phủ sẽ có báo cáo trình Quốc hội.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang vận hành an toàn, ổn định với 100% công suất thiết kế, sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thị trường trong nước giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu từ thị trường bên ngoài, đảm bảo an ninh năng lượng, gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên dầu khí; doanh thu của nhà máy (kể từ ngày nhận bàn giao) đạt trên 25.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước khoảng 3.000 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho khoảng 1.400 lao động trực tiếp và hàng vạn lao động trong các ngành công nghiệp và phụ trợ khác...
Báo cáo thẩm tra việc kết thúc xây dựng và đưa vào vận hành công trình quan trọng quốc gia Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận định qua báo cáo của Chính phủ và phân tích của các đại biểu tại các hội nghị, hội thảo cho thấy chủ trương đầu tư dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất là đúng đắn, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm lớn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ trong chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế miền Trung nói riêng và góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung.
Công trình Nhà máy lọc dầu Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi đã và đang đem lại tác động tích cực về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng, đánh dấu sự trưởng thành của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản nhất trí với các nội dung đã nêu trong Báo cáo của Chính phủ về những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, nguyên nhân, đồng thời thẳng thắn chỉ ra những mặt còn hạn chế đó là dự án đã chậm tiến độ 9 năm so với Nghị quyết số 07/1997/QH10 của Quốc hội khóa X; giai đoạn trước năm 2005 do chưa được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện một cách quyết liệt, dự toán và phương án huy động nguồn tài chính, lựa chọn nhà thầu liên danh chưa thực sự chuẩn xác.
Dù nhà máy đã đưa vào hoạt động với 100% công suất nhưng vẫn còn một số tồn tại nhỏ về kỹ thuật, công tác di dân, tái định cư, bồi thường, giải phóng mặt bằng vẫn cần được quan tâm tiếp tục xử lý...
Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường đề nghị Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết về việc công nhận kết thúc xây dựng công trình quan trọng quốc gia Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất vào giao Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Chủ đầu tư hoàn thành toàn bộ công tác quyết toán và vận hành công trình an toàn, hiệu quả.
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Chủ đầu tư, các cơ quan hữu quan hoàn thành toàn bộ công tác quyết toán và vận hành công trình an toàn, hiệu quả; khắc phục các vấn đề kỹ thuật còn tồn đọng và tiêu thụ sản phẩm, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; tổng kết bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng các dự án lọc dầu trong thời gian tới cũng như dự án, công trình quan trọng quốc gia khác trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Bảo đảm hoạt động đo lường từng bước thống nhất và chính xác
Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Đo lường đã nêu ra nguyên nhân của những bất cập trong hoạt động đo lường là do các cơ chế, chính sách và pháp luật về đo lường của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu thúc đẩy phát triển hoạt động đo lường phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Các quy định hiện hành (Pháp lệnh Đo lường năm 1999 và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành) chưa bao quát toàn bộ hoạt động đo lường mà mới tập trung điều chỉnh một số vấn đề cơ bản nhất của đo lường; các quy định về xây dựng, quản lý hệ thống chuẩn đo lường, liên kết chuẩn đo lường vẫn còn những nội dung chưa phù hợp với thực tiễn trong nước và thông lệ quốc tế...
Thực trạng hoạt động đo lường và thực trạng pháp luật về đo lường ở Việt Nam cho thấy để giải quyết những bất cập trong hoạt động đo lường hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, việc ban hành Luật Đo lường để điều chỉnh thống nhất và toàn diện hoạt động đo lường là cần thiết và cấp bách. Dự thảo Luật gồm 49 điều chia thành 7 chương.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đánh giá việc ban hành Luật Đo lường là cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước; bảo đảm hoạt động đo lường từng bước thống nhất và chính xác, góp phần bảo đảm công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vật tư, năng lượng.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng dự án Luật Đo lường nên tập trung chủ yếu điều chỉnh về đo lường pháp định, đồng thời nên có một số nội dung nhằm làm rõ hơn các quy định về đo lường khoa học cũng như đo lường công nghiệp.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị rà soát thêm các quy định của dự thảo Luật nhằm bảo đảm sự phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và tương thích với các quy định của Tổ chức đo lường quốc tế về đơn vị đo lường quốc tế, liên kết chuẩn đo lường quốc tế…; các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về đối tượng, nội dung, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn; các quy định của Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ...; phân định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp về đo lường và của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; bổ sung nội dung giao Chính phủ quy định chi tiết cách tính “số tiền thu lợi do vi phạm về đo lường mà có” tại khoản 3 Điều 47...
Phát triển Thủ đô xứng đáng là bộ mặt của cả nước
Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Thủ đô đã nêu rõ việc ban hành Luật Thủ đô trên cơ sở nâng Pháp lệnh lên thành Luật, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng, quản lý và phát triển Thủ đô Hà Nội đã được mở rộng về địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15/QH theo một số chính sách, cơ chế đặc thù là cần thiết.
Với tính chất là một đạo luật tổng hợp, quy định bổ sung pháp luật hiện hành về một số vấn đề liên quan đến Thủ đô, dự thảo Luật quy định các nhóm nội dung lớn như những vấn đề chung về vị trí, vai trò của Thủ đô; mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển Thủ đô; trách nhiệm của Thủ đô đối với cả nước; biểu tượng của Thủ đô và công dân danh dự Thủ đô; chính sách chung về đầu tư, xây dựng Thủ đô.
Một số chính sách đặc thù trong xây dựng, phát triển, quản lý Thủ đô được lựa chọn trên cơ sở kế thừa và phát triển những quy định còn phù hợp của pháp lệnh và bổ sung một số quy định mới, cần thiết trên cơ sở so sánh với pháp luật hiện hành; trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý Thủ đô của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Luật được thiết kế gồm 4 chương, 35 điều.
Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thủ đô của Ủy ban Pháp luật cho rằng theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời là đơn vị hành chính cấp tỉnh, vì thế tổ chức cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền thành phố Hà Nội cũng giống như các địa phương khác, phù hợp với quy định của Hiến pháp về nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam.
Ủy ban Pháp luật thấy rằng không thể quy định giao cho "Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng, trình Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn liên quan đến các cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại Chương II của Luật này mà chưa được pháp luật quy định; hay quy định về "công dân danh dự Thủ đô"...
Ủy ban Pháp luật tán thành cần có một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với Hà Nội để có thể khai thác tiềm năng, phát huy thế mạnh nhằm phát triển Thủ đô xứng đáng là bộ mặt của cả nước; các cơ chế, chính sách đặc thù cần được quy định cụ thể ngay trong Luật chứ không thể quy định chung chung về mục tiêu của cơ chế, chính sách đó, còn cơ chế, chính sách cụ thể như thế nào thì giao cho cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Ngày mai, Quốc hội tiếp tục làm việc theo chương trình./.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)