Ngày 5/12, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch dự án Khu bảo tồn Thiên nhiên-văn Hóa Đồng Nai trong giai đoạn 2011-2020.
Theo đó, Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai được quy hoạch trên diện tích 97.152,1ha, với tỷ lệ lập quy hoạch 1/25.000.
Mục tiêu nghiên cứu của lập quy hoach là góp phần gia tăng độ che phủ rừng, ổn định độ tàn che trên địa bàn khu bảo tồn đến năm 2020 đạt trên 86,9%, góp phần thực hiện mục tiêu nâng và duy trì tỷ lệ che phủ của rừng toàn tỉnh đạt 29,76%.
Theo quy hoạch dự án khu bảo tồn được quy hoạch nhằm phục vụ các nội dung nghiên cứu, quản lý bảo vệ và khai thác hiệu quả, bền vững những vùng nước nội địa; đầu tư phục dựng, tôn tạo, bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa và chứng tích chiến tranh; sử dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng, ổn dịnh cư dân, nâng cao mức sống của người dân, giảm sức ép đến công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của Khu bảo tồn…
Trong tổng diện tích của khu bảo tồn 97.152,1ha, vùng lõi được quy hoạch trên diện tích 92.192,1ha và diện tích đất rừng sản xuất là 4.959,9ha. Tổng vốn đầu tư cho khu bảo tồn giai đoạn 2011-2020 là 1.055.213 triệu đồng.
Theo khảo sát mới đây của các nhà khọa học, khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai hiện đang có trên 1.400 loài thực vật, gần 2.000 loài động vật, trong đó có nhiều loài động, thực vật quý hiếm, nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Vì vậy, công tác trồng rừng để bảo đảm tính đa dạng về loài cây và chất lượng rừng cũng được khu bảo tồn chú trọng.
Trong 3 năm qua, thực hiện dự án trồng và khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa Chiến khu Đ của Ủy ban Nhân dân tỉnh, khu bảo tồn đã trồng mới được trên 1.400ha các loại cây gỗ quý như cẩm lai, giáng hương, gõ đỏ, sao, dầu…tại các vùng đất trống và trồng xen dưới tán cây ngoại lai như tràm, bạch đàn…
Để tiếp tục bảo tồn và phát triển nguồn gen của các loài cây gỗ lớn có giá trị và góp phần bảo vệ môi trường, khu bảo tồn cũng đang triển khai ươm giống các loại cây có giá trị để đến năm 2015, sẽ hoàn thành mục tiêu trồng mới 3.800ha đất rừng, từng bước chuyển dần từ rừng sản xuất sang rừng đặc dụng.
Ông Nguyễn Văn Mùi, Giám đốc khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai cho biết mới đây đại hội đồng mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển thế giới đã công nhận nâng cấp và đổi tên khu dự trữ sinh quyển Nam Cát Tiên thành khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, gồm ba vùng lõi là Vườn quốc gia Cát Tiên, khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai và hồ Trị An, có tổng diện tích chung hơn 900.000 ha.
Đây sẽ là động lực và là cơ sở quan trọng để tỉnh Đồng Nai tiếp tục triển khai những kế hoạch bảo vệ và làm giàu thêm các giá trị sinh học của rừng; đồng thời góp phần phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, hướng đến phát triển bền vững.../.
Theo đó, Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai được quy hoạch trên diện tích 97.152,1ha, với tỷ lệ lập quy hoạch 1/25.000.
Mục tiêu nghiên cứu của lập quy hoach là góp phần gia tăng độ che phủ rừng, ổn định độ tàn che trên địa bàn khu bảo tồn đến năm 2020 đạt trên 86,9%, góp phần thực hiện mục tiêu nâng và duy trì tỷ lệ che phủ của rừng toàn tỉnh đạt 29,76%.
Theo quy hoạch dự án khu bảo tồn được quy hoạch nhằm phục vụ các nội dung nghiên cứu, quản lý bảo vệ và khai thác hiệu quả, bền vững những vùng nước nội địa; đầu tư phục dựng, tôn tạo, bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa và chứng tích chiến tranh; sử dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng, ổn dịnh cư dân, nâng cao mức sống của người dân, giảm sức ép đến công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của Khu bảo tồn…
Trong tổng diện tích của khu bảo tồn 97.152,1ha, vùng lõi được quy hoạch trên diện tích 92.192,1ha và diện tích đất rừng sản xuất là 4.959,9ha. Tổng vốn đầu tư cho khu bảo tồn giai đoạn 2011-2020 là 1.055.213 triệu đồng.
Theo khảo sát mới đây của các nhà khọa học, khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai hiện đang có trên 1.400 loài thực vật, gần 2.000 loài động vật, trong đó có nhiều loài động, thực vật quý hiếm, nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Vì vậy, công tác trồng rừng để bảo đảm tính đa dạng về loài cây và chất lượng rừng cũng được khu bảo tồn chú trọng.
Trong 3 năm qua, thực hiện dự án trồng và khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa Chiến khu Đ của Ủy ban Nhân dân tỉnh, khu bảo tồn đã trồng mới được trên 1.400ha các loại cây gỗ quý như cẩm lai, giáng hương, gõ đỏ, sao, dầu…tại các vùng đất trống và trồng xen dưới tán cây ngoại lai như tràm, bạch đàn…
Để tiếp tục bảo tồn và phát triển nguồn gen của các loài cây gỗ lớn có giá trị và góp phần bảo vệ môi trường, khu bảo tồn cũng đang triển khai ươm giống các loại cây có giá trị để đến năm 2015, sẽ hoàn thành mục tiêu trồng mới 3.800ha đất rừng, từng bước chuyển dần từ rừng sản xuất sang rừng đặc dụng.
Ông Nguyễn Văn Mùi, Giám đốc khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai cho biết mới đây đại hội đồng mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển thế giới đã công nhận nâng cấp và đổi tên khu dự trữ sinh quyển Nam Cát Tiên thành khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, gồm ba vùng lõi là Vườn quốc gia Cát Tiên, khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai và hồ Trị An, có tổng diện tích chung hơn 900.000 ha.
Đây sẽ là động lực và là cơ sở quan trọng để tỉnh Đồng Nai tiếp tục triển khai những kế hoạch bảo vệ và làm giàu thêm các giá trị sinh học của rừng; đồng thời góp phần phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, hướng đến phát triển bền vững.../.
Lê Hiền (TTXVN/Vietnam+)