Ngày 10/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Theo đó, phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải gắn với đặc điểm địa lý của từng vùng theo hướng hiện đại, đảm bảo kết nối đồng bộ giữa các phương tiện vận tải; đầu tư có trọng điểm các công trình quan trọng bức thiết mang tính đột phá trong phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng, nâng cao chất lượng vận tải, giảm thiểu tai nạn giao thông, hạn chế ô nhiễm môi trường...
Mục tiêu đến năm 2020: Khối lượng vận tải hành khách đạt 450+ 500 triệu lượt hành khách/năm với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,1%/năm; trong đó năng lực thông qua các cảng hàng không-sân bay trong vùng khoảng 11,8 triệu hành khách năm 2020... Lượng hàng hóa đạt khoảng 100+ 110 triệu tấn/năm với tốc độ tăng trưởng bình quân 8,1%/năm.
Phấn đấu đến năm 2015 đạt 100% số xã có đường ôtô đến trung tâm xã; 100% đường huyện và tối thiểu 70% đường xã được nhựa hóa hoặc bêtông hóa... Đến năm 2030, cơ bản hoàn thiện và hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông và tiếp tục xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy hoạch bằng việc hình thành 5 hành lang vận tải chủ yếu gồm: Hành lang Thành phố Hồ Chí Minh-Cần Thơ-Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh-Long Xuyên (An Giang)-Rạch Giá (Kiên Giang), Thành phố Hồ Chí Minh-Hà Tiên (Kiên Giang), hành lang Cần Thơ-Long Xuyên-Châu Đốc (An Giang) và hành lang Hà Tiên-Rạch Giá-Cà Mau.
Quyết định cũng nêu rõ Quy hoạch phát triển phương tiện chủ yếu trong vùng, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và các giải pháp, chính sách thực hiện.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/3/2012./.
Theo đó, phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải gắn với đặc điểm địa lý của từng vùng theo hướng hiện đại, đảm bảo kết nối đồng bộ giữa các phương tiện vận tải; đầu tư có trọng điểm các công trình quan trọng bức thiết mang tính đột phá trong phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng, nâng cao chất lượng vận tải, giảm thiểu tai nạn giao thông, hạn chế ô nhiễm môi trường...
Mục tiêu đến năm 2020: Khối lượng vận tải hành khách đạt 450+ 500 triệu lượt hành khách/năm với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,1%/năm; trong đó năng lực thông qua các cảng hàng không-sân bay trong vùng khoảng 11,8 triệu hành khách năm 2020... Lượng hàng hóa đạt khoảng 100+ 110 triệu tấn/năm với tốc độ tăng trưởng bình quân 8,1%/năm.
Phấn đấu đến năm 2015 đạt 100% số xã có đường ôtô đến trung tâm xã; 100% đường huyện và tối thiểu 70% đường xã được nhựa hóa hoặc bêtông hóa... Đến năm 2030, cơ bản hoàn thiện và hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông và tiếp tục xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy hoạch bằng việc hình thành 5 hành lang vận tải chủ yếu gồm: Hành lang Thành phố Hồ Chí Minh-Cần Thơ-Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh-Long Xuyên (An Giang)-Rạch Giá (Kiên Giang), Thành phố Hồ Chí Minh-Hà Tiên (Kiên Giang), hành lang Cần Thơ-Long Xuyên-Châu Đốc (An Giang) và hành lang Hà Tiên-Rạch Giá-Cà Mau.
Quyết định cũng nêu rõ Quy hoạch phát triển phương tiện chủ yếu trong vùng, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và các giải pháp, chính sách thực hiện.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/3/2012./.
(TTXVN/Vietnam+)