Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, trong đó có mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và giữ vững mức xuất khẩu khoảng 6-7 triệu tấn gạo/năm.
Quy hoạch nêu rõ mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 7,7%/năm giai đoạn 2011-2015 và 8,6%/năm giai đoạn 2016-2020.
GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 30,2 triệu đồng, tương đương 1.550 đến 1.600 USD; năm 2020 khoảng 57,9 triệu đồng, tương đương 2.750 đến 2.850 USD. Đến năm 2015 phấn đấu tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp trong GDP của vùng là 36,7%; công nghiệp, xây dựng 30,4%; dịch vụ 32,9%; đến năm 2020, tỷ trọng tương ứng của các ngành là 30,5-35,6-33,9%. Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và giữ vững xuất khẩu khoảng 6-7 triệu tấn gạo/năm.
Quy hoạch định hướng phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành vùng trọng điểm về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; sản phẩm xuất khẩu chính của cả nước với hai mặt hàng chiến lược là lúa gạo và thủy sản.
Cụ thể, về nông nghiệp, xác định cây lúa là cây trồng chủ lực, tiếp tục đầu tư khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, khuyến khích phát triển vùng sản xuất lúa lớn, chuyên canh (mô hình cánh đồng mẫu lớn), nhất là các địa phương có thế mạnh về sản xuất lúa gạo như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp.
Xây dựng ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, sản xuất hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh cao, kim ngạch xuất khẩu lớn; tiếp tục phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh và tập trung, mở rộng khu vực nuôi trồng thủy sản trên biển, đảo, khu vực nước ngọt, nước lợ; phấn đấu đến năm 2020 diện tích đất chuyên nuôi trồng thủy hải sản khoảng 550.000 đến 600.000ha./.
Quy hoạch nêu rõ mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 7,7%/năm giai đoạn 2011-2015 và 8,6%/năm giai đoạn 2016-2020.
GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 30,2 triệu đồng, tương đương 1.550 đến 1.600 USD; năm 2020 khoảng 57,9 triệu đồng, tương đương 2.750 đến 2.850 USD. Đến năm 2015 phấn đấu tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp trong GDP của vùng là 36,7%; công nghiệp, xây dựng 30,4%; dịch vụ 32,9%; đến năm 2020, tỷ trọng tương ứng của các ngành là 30,5-35,6-33,9%. Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và giữ vững xuất khẩu khoảng 6-7 triệu tấn gạo/năm.
Quy hoạch định hướng phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành vùng trọng điểm về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; sản phẩm xuất khẩu chính của cả nước với hai mặt hàng chiến lược là lúa gạo và thủy sản.
Cụ thể, về nông nghiệp, xác định cây lúa là cây trồng chủ lực, tiếp tục đầu tư khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, khuyến khích phát triển vùng sản xuất lúa lớn, chuyên canh (mô hình cánh đồng mẫu lớn), nhất là các địa phương có thế mạnh về sản xuất lúa gạo như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp.
Xây dựng ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, sản xuất hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh cao, kim ngạch xuất khẩu lớn; tiếp tục phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh và tập trung, mở rộng khu vực nuôi trồng thủy sản trên biển, đảo, khu vực nước ngọt, nước lợ; phấn đấu đến năm 2020 diện tích đất chuyên nuôi trồng thủy hải sản khoảng 550.000 đến 600.000ha./.
(TTXVN)