Bất chấp những nỗ lực đàm phán hòa bình, ngày 29/12, lực lượng nổi dậy tại Cộng hòa Trung Phi chiếm thêm một thị trấn trên đường tiến đến thủ đô Bangui.
Phe nổi dậy không vấp phải sự phản kháng nào khi tiến vào thị trấn Sibut, cách Bangui khoảng 150 km, buộc quân chính phủ tại đây phải rút lui về thị trấn Damara.
Trước đó, phe nổi dậy đã kiểm soát 4 thủ phủ khu vực khác ở miền Trung và miền Bắc Trung Phi. Như vậy, lực lượng này chỉ còn cách thủ đô Bangui một thị trấn nữa là Damara.
Theo hãng tin Pháp AFP, tình hình tại Bangui đang rất căng thẳng với một lệnh giới nghiêm được áp đặt từ 19 giờ tối đến 5 giờ sáng. Nhiều cửa hàng phải huy động lực lượng bảo vệ có vũ trang vì lo ngại nguy cơ xảy ra cướp bóc trong tình trạng hỗn loạn.
Lực lượng nổi dậy Seleka cũng đẩy lùi quân chính phủ đang cố tái chiếm thị trận Bambari, một khu vực từng được coi là cứ điểm hùng mạnh của quân đội.
AFP dẫn lời một quan chức quân đội Cộng hòa Trung Phi cho biết giao tranh tại đây diễn ra rất khốc liệt với những tiếng nổ lớn và tiếng súng hạng nặng có thể nghe thấy ở cách xa 60km.
Trong khi đó, những nỗ lực của khu vực làm trung gian hòa giải đang rơi vào bế tắc. Một ngày sau khi thông báo Chính phủ Cộng hòa Trung Phi và phe nổi dậy đã đồng ý tiến hành đàm phán hòa bình vô điều kiện và nhiều binh sỹ khu vực sẽ được tăng cường tới điểm nóng này, Cộng đồng kinh tế các quốc gia Trung Phi (ECCAS) lại nói rằng chưa ấn định được thời điểm cho cả hai động thái trên.
[Phe nổi dậy ở Trung Phi đồng ý đàm phán hòa bình]
Theo ECCAS, ngày 3/1/2013 tới, các Ngoại trưởng ECCAS sẽ nhóm họp và thông báo thời gian cho cuộc đàm phán hòa bình dự kiến diễn ra tại thủ đô Libreville của Gabon.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Cộng hòa Trung Phi đang đẩy nước này rơi vào tình trạng bạo loạn và làm gia tăng quan ngại từ cộng đồng quốc tế.
Căng thẳng leo thang kể từ khi lực lượng nổi dậy Seleka liên tiếp chiếm giữ nhiều thị trấn quan trọng, tiến gần đến thủ đô, đe dọa chính quyền của Tổng thống Francoi Bozize.
Lực lượng nổi dậy cáo buộc Tổng thống Bozize và chính phủ đã không tuân thủ các điều khoản trong những hiệp ước hòa bình hai bên ký kết trong thời gian từ năm 2007-2011.
Hiện nhiều cư dân đã phải sơ tán khỏi thủ đô Bangui, trong khi Mỹ cũng đã tạm ngừng hoạt động của Đại sứ quán ở đây.
Cộng hòa Trung Phi, với dân số khoảng 4,5 triệu người, thường xuyên xảy ra các cuộc nổi dậy và chống đối của phiến quân kể từ khi nước này giành được độc lập từ Pháp năm 1960. Bản thân Tổng thống Bozize lên nắm quyền lãnh đạo đất nước sau một cuộc đảo chính năm 2005./.
Phe nổi dậy không vấp phải sự phản kháng nào khi tiến vào thị trấn Sibut, cách Bangui khoảng 150 km, buộc quân chính phủ tại đây phải rút lui về thị trấn Damara.
Trước đó, phe nổi dậy đã kiểm soát 4 thủ phủ khu vực khác ở miền Trung và miền Bắc Trung Phi. Như vậy, lực lượng này chỉ còn cách thủ đô Bangui một thị trấn nữa là Damara.
Theo hãng tin Pháp AFP, tình hình tại Bangui đang rất căng thẳng với một lệnh giới nghiêm được áp đặt từ 19 giờ tối đến 5 giờ sáng. Nhiều cửa hàng phải huy động lực lượng bảo vệ có vũ trang vì lo ngại nguy cơ xảy ra cướp bóc trong tình trạng hỗn loạn.
Lực lượng nổi dậy Seleka cũng đẩy lùi quân chính phủ đang cố tái chiếm thị trận Bambari, một khu vực từng được coi là cứ điểm hùng mạnh của quân đội.
AFP dẫn lời một quan chức quân đội Cộng hòa Trung Phi cho biết giao tranh tại đây diễn ra rất khốc liệt với những tiếng nổ lớn và tiếng súng hạng nặng có thể nghe thấy ở cách xa 60km.
Trong khi đó, những nỗ lực của khu vực làm trung gian hòa giải đang rơi vào bế tắc. Một ngày sau khi thông báo Chính phủ Cộng hòa Trung Phi và phe nổi dậy đã đồng ý tiến hành đàm phán hòa bình vô điều kiện và nhiều binh sỹ khu vực sẽ được tăng cường tới điểm nóng này, Cộng đồng kinh tế các quốc gia Trung Phi (ECCAS) lại nói rằng chưa ấn định được thời điểm cho cả hai động thái trên.
[Phe nổi dậy ở Trung Phi đồng ý đàm phán hòa bình]
Theo ECCAS, ngày 3/1/2013 tới, các Ngoại trưởng ECCAS sẽ nhóm họp và thông báo thời gian cho cuộc đàm phán hòa bình dự kiến diễn ra tại thủ đô Libreville của Gabon.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Cộng hòa Trung Phi đang đẩy nước này rơi vào tình trạng bạo loạn và làm gia tăng quan ngại từ cộng đồng quốc tế.
Căng thẳng leo thang kể từ khi lực lượng nổi dậy Seleka liên tiếp chiếm giữ nhiều thị trấn quan trọng, tiến gần đến thủ đô, đe dọa chính quyền của Tổng thống Francoi Bozize.
Lực lượng nổi dậy cáo buộc Tổng thống Bozize và chính phủ đã không tuân thủ các điều khoản trong những hiệp ước hòa bình hai bên ký kết trong thời gian từ năm 2007-2011.
Hiện nhiều cư dân đã phải sơ tán khỏi thủ đô Bangui, trong khi Mỹ cũng đã tạm ngừng hoạt động của Đại sứ quán ở đây.
Cộng hòa Trung Phi, với dân số khoảng 4,5 triệu người, thường xuyên xảy ra các cuộc nổi dậy và chống đối của phiến quân kể từ khi nước này giành được độc lập từ Pháp năm 1960. Bản thân Tổng thống Bozize lên nắm quyền lãnh đạo đất nước sau một cuộc đảo chính năm 2005./.
(TTXVN)