Phiên 11/3, phần lớn các thị trường chứng khoán châu Á đều đi xuống do nhà đầu tư lo ngại Bắc Kinh sẽ siết chặt chính sách tiền tệ sớm hơn dự kiến, trong bối cảnh cả hoạt động cho vay lẫn lạm phát ở quốc gia này đều đang tăng tốc.
Chỉ số chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI giảm 0,5%.
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng ngân hàng trung ương Trung Quốc có thể sẽ nâng mức dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại trong nay mai, thậm chí sẽ sớm tăng lãi suất.
Theo cơ quan thống kê Trung Quốc, chỉ số giá tiêu dùng tại nước này trong tháng 2/2010 tăng 2,7%, mạnh hơn nhiều so với mức tăng 1,5% của tháng 1/2010.
Tuy nhiên, các chỉ số chứng khoán tại các sàn châu Á phiên 11/3 không giảm nhiều, do nhà đầu tư cho rằng chính sách thắt chặt tiền tệ được tiến hành từng bước một tại Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng nhiều tới sức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của nước này, và khu vực châu Á vẫn đang trên đường phục hồi.
Thị trường Seuol đóng cửa phiên 11/3 với mức giảm 0,34%, sau khi ngân hàng trung ương Hàn Quốc quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 2% trong tháng thứ 13 liên tiếp.
Ngược với xu hướng chung của khu vực, chứng khoán Nhật Bản tăng 0,96%, với sự hỗ trợ của đồng yen yếu. Chỉ số Nikkei-225 tăng 101,03 điểm lên 10.664,95 điểm.
Theo các chuyên gia phân tích, nhà đầu tư tại Nhật Bản đã phản ứng khá trầm, thống kê cho hay nền kinh tế đang phục hồi với tốc độ chậm hơn tiên lượng.
Nhà đầu tư cũng hy vọng rằng Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp để đối phó với tình trạng thiểu phát. Phiên 11/3, cổ phiếu của hãng Sony và Honda đạt mức tăng tương ứng 1,9% và 0,77%.
Giới phân tích tài chính nhận định chứng khoán châu Âu sẽ đi theo châu Á, với chỉ số FTSE 100 (Anh), DAX (Đức) và CAC 40 (Pháp) có khả năng giảm tới 0,5% khi mở cửa phiên 11/3./.
Chỉ số chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI giảm 0,5%.
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng ngân hàng trung ương Trung Quốc có thể sẽ nâng mức dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại trong nay mai, thậm chí sẽ sớm tăng lãi suất.
Theo cơ quan thống kê Trung Quốc, chỉ số giá tiêu dùng tại nước này trong tháng 2/2010 tăng 2,7%, mạnh hơn nhiều so với mức tăng 1,5% của tháng 1/2010.
Tuy nhiên, các chỉ số chứng khoán tại các sàn châu Á phiên 11/3 không giảm nhiều, do nhà đầu tư cho rằng chính sách thắt chặt tiền tệ được tiến hành từng bước một tại Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng nhiều tới sức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của nước này, và khu vực châu Á vẫn đang trên đường phục hồi.
Thị trường Seuol đóng cửa phiên 11/3 với mức giảm 0,34%, sau khi ngân hàng trung ương Hàn Quốc quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 2% trong tháng thứ 13 liên tiếp.
Ngược với xu hướng chung của khu vực, chứng khoán Nhật Bản tăng 0,96%, với sự hỗ trợ của đồng yen yếu. Chỉ số Nikkei-225 tăng 101,03 điểm lên 10.664,95 điểm.
Theo các chuyên gia phân tích, nhà đầu tư tại Nhật Bản đã phản ứng khá trầm, thống kê cho hay nền kinh tế đang phục hồi với tốc độ chậm hơn tiên lượng.
Nhà đầu tư cũng hy vọng rằng Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp để đối phó với tình trạng thiểu phát. Phiên 11/3, cổ phiếu của hãng Sony và Honda đạt mức tăng tương ứng 1,9% và 0,77%.
Giới phân tích tài chính nhận định chứng khoán châu Âu sẽ đi theo châu Á, với chỉ số FTSE 100 (Anh), DAX (Đức) và CAC 40 (Pháp) có khả năng giảm tới 0,5% khi mở cửa phiên 11/3./.
(TTXVN/Vietnam+)