Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TW

Ngày 5/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2011-2016.
Ngày 5/10, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhiệm kỳ2011-2016 họp phiên thứ nhất. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chínhtrị, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương chủ trì hội nghị.

Cùng dự hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủtướng Chính phủ; Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an.

Hội nghị đã nghe công bố quyết định số 39 của Bộ Chính trị về thành lậpBan Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2011-2016. Theo quyết định 39của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương gồm 15 thành viên, doỦy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm Trưởng ban.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viênTrung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Thị Thu Ba, Phó ChánhVăn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Quyền làm Phó Trưởng ban. Trong đó, bà Lê Thị Thu Ba làm Phó Trưởng ban Thường trực.

Hội nghị cũng đã nghe công bố Quy định số 40 của Bộ Chính trị quy định vềnhiệm vụ quyền hạn chế độ làm việc, quan hệ công tác, cơ quan tham mưu, giúpviệc và chế độ, chính sách cán bộ của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

Các đại biểu cũng đã nghe và cho ý kiến về dự thảo quyết định phân côngtrách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo cùng quyết định kiện toàn Ban thư ký,thông qua chương trình làm việc năm 2011.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh các cơquan tư pháp là bộ phận trong hệ thống pháp quyền Việt Nam, hoạt động của BanChỉ đạo có ý nghĩa quan trọng.

Chủ tịch nước yêu cầu các thành viên phụ trách lĩnh vực liên quan sớm cóchương trình hoạt động cụ thể, trên tinh thần khẩn trương, tổ chức thực hiệnhiệu quả Nghị quyết 49, Kết luận 79 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảnglần thứ 11 về cải cách tư pháp.

Căn dặn bộ phận thường trực và ban thư ký của Ban Chỉ đạo những nội dungcần lưu ý triển khai trong những tháng cuối năm, Chủ tịch nước lưu ý, một trongnhững nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới của công tác cải cách tư pháp là tích cựctham gia phối hợp để đẩy nhanh việc sửa đổi Hiến pháp 1992.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mong muốn nhiệm kỳ tới, chương trình hoạtđộng toàn khóa của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương sẽ góp phần thiếtthực đổi mới hoạt động tư pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyềntrong giai đoạn hội nhập./.

Hoàng Giang (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Davos

Hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Davos

Sáng 22/1 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp và trao bằng Tiến sỹ danh dự cho Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), gặp bà Julie Bishop, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về vấn đề Myanmar.