Trong một cuộc họp của Uỷ ban Buôn bán hàng hoá (CTG) thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tại Geneva, Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) cho biết Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia đã lên tiếng ủng hộ đơn kiến nghị của nước này về việc tiếp tục áp đặt hạn chế khối lượng (QR) đối với mặt hàng gạo.
Ba nước trên đã tán thành nỗ lực của Philippines trong việc gia hạn QR nhập khẩu gạo đặc biệt cho đến năm 2017, bởi gạo là hàng hoá duy nhất tại Philippines được hưởng một hạn ngạch đặc biệt này.
Trong cam kết về khối lượng tiếp cận tối thiểu (MAV) với WTO, Philippines sẽ nhập khẩu tối thiểu 350.000 tấn lúa gạo/năm. Số gạo này sẽ được hưởng thuế suất 40%. Lượng gạo nhập khẩu ngoài MAV sẽ bị đánh thuế cao hơn.
Hiện nay, một số nước vẫn còn hạn ngạch xuất khẩu gạo sang Philippines là Thái Lan (98.000 tấn), Trung Quốc (25.000 tấn), Ấn Độ (25.000 tấn) và Australia (15.000 tấn).
Đơn kiến nghị của Philippines sẽ được đưa ra giải quyết một lần nữa trong cuộc họp CTG đặc biệt hồi tháng Ba, trong suốt cuộc họp đó, một sự đồng thuận chung về vấn đề này dự kiến sẽ được công bố.
Hãng tin The Philippines Star dẫn lời ông Orlan Calayag - Giám đốc NFA nhận định “Nếu cuộc họp diễn ra tốt đẹp, thì chúng tôi có thể nhận được sự đồng thuận chung vào tháng Ba”. Điều này tương ứng với sự chấp thuận cuối cùng của đơn kiến nghị của Philippines về việc gia hạn QR.
Tham gia vào các cuộc đàm phán vì những nỗ lực của Philippines trong việc gia hạn QR gồm có Australia , Trung Quốc, Canada, Ấn Độ , Indonesia, El Salvador, Pakistan, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ông Calayag nói rằng “điều quan trọng là chúng ta nhận được sự đồng thuận của các nước mà chúng ta đang đàm phán”. Bên cạnh đó, EU , Nhật Bản và Hàn Quốc cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với đơn kiến nghị của Philippines./.
Ba nước trên đã tán thành nỗ lực của Philippines trong việc gia hạn QR nhập khẩu gạo đặc biệt cho đến năm 2017, bởi gạo là hàng hoá duy nhất tại Philippines được hưởng một hạn ngạch đặc biệt này.
Trong cam kết về khối lượng tiếp cận tối thiểu (MAV) với WTO, Philippines sẽ nhập khẩu tối thiểu 350.000 tấn lúa gạo/năm. Số gạo này sẽ được hưởng thuế suất 40%. Lượng gạo nhập khẩu ngoài MAV sẽ bị đánh thuế cao hơn.
Hiện nay, một số nước vẫn còn hạn ngạch xuất khẩu gạo sang Philippines là Thái Lan (98.000 tấn), Trung Quốc (25.000 tấn), Ấn Độ (25.000 tấn) và Australia (15.000 tấn).
Đơn kiến nghị của Philippines sẽ được đưa ra giải quyết một lần nữa trong cuộc họp CTG đặc biệt hồi tháng Ba, trong suốt cuộc họp đó, một sự đồng thuận chung về vấn đề này dự kiến sẽ được công bố.
Hãng tin The Philippines Star dẫn lời ông Orlan Calayag - Giám đốc NFA nhận định “Nếu cuộc họp diễn ra tốt đẹp, thì chúng tôi có thể nhận được sự đồng thuận chung vào tháng Ba”. Điều này tương ứng với sự chấp thuận cuối cùng của đơn kiến nghị của Philippines về việc gia hạn QR.
Tham gia vào các cuộc đàm phán vì những nỗ lực của Philippines trong việc gia hạn QR gồm có Australia , Trung Quốc, Canada, Ấn Độ , Indonesia, El Salvador, Pakistan, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ông Calayag nói rằng “điều quan trọng là chúng ta nhận được sự đồng thuận của các nước mà chúng ta đang đàm phán”. Bên cạnh đó, EU , Nhật Bản và Hàn Quốc cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với đơn kiến nghị của Philippines./.
Minh Hằng (TTXVN)