Chứng khoán Mỹ đã chấm dứt chuỗi sáu phiên mất điểm trong phiên cuối tuần ngày 13/7, song một đà phục hồi bền vững trong bối cảnh những âu lo không dứt về triển vọng kinh tế trong nước và thế giới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những báo cáo kết quả kinh doanh quý II sáng sủa trong tuần tới.
Bằng chứng là các kết quả kinh doanh quý II tốt hơn dự kiến của JPMorgan Chase và Wells Fargo công bố cuối tuần qua đã giúp Phố Wall xoay chuyển tình thế, mang lại các mức tăng vọt tới 1,5-1,6% cho cả ba chỉ số chính trong phiên cuối tuần 13/7.
Mức tăng ấn tượng của phiên thứ Sáu đã giúp Phố Wall tính chung cả tuần qua vẫn ở vùng dương với 4,62 điểm (tương ứng với mức tăng nhẹ 0.04%) và khép tuần ở 12.777,09 điểm; trong khi S&P 500 tích thêm 0,15% lên 1.356,78 điểm; chỉ có Nasdaq Composite là ở vùng âm khi lùi 0,98% xuống 2.908,47 điểm.
Tuy nhiên, đối với giới phân tích, màn trình diễn của phiên cuối tuần hoàn toàn không đủ sức thuyết phục họ.
Theo các chuyên gia, với những tín hiệu ít ỏi cho thấy, nền kinh tế Mỹ đang đi lên, các thị trường đã vẫn không thể có một đợt tăng mạnh và kéo dài trong tuần qua, ngay cả khi có những đồn đoán cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ có gói nới lỏng định lượng mới (hay còn gọi là gói QE3) để kích thích kinh tế tăng trưởng.
Trong một thông báo gửi tới khách hàng, các nhà kinh tế của Wells Fargo Securities nêu rõ, cứ mỗi lần FED nỗ lực cứu vớt nền kinh tế bằng các biện pháp như mua tài sản hoặc mở rộng các chương trình bảo đảm, thì thị trường chứng khoán lại được xốc dậy nhưng những tác động của nó tới nền kinh tế thì càng ngày càng ít đi, và tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục èo uột.
Còn theo nhà phân tích David Bianco thuộc Deutsche Bank Securities thì đây là giai đoạn khó khăn thứ ba kể từ khi cuộc suy thoái chấm dứt và tâm lý của các nhà đầu tư dường như đã trở nên "chai lì" hơn trước những khó khăn, bất trắc.
Mặc dù vậy, giai đoạn khó khăn thứ ba này được cho là tồi tệ hơn hai giai đoạn trước, bởi hiện tại, các khó khăn này đã lan sang cả châu Á. Và mặc dù các giá trị đang được hậu thuẫn và ủng hộ cho xu hướng đi lên, song điều quan trọng là cần phải xem xét rằng giai đoạn này có thể bắt đầu cho những điều chỉnh hay không.
Ông Bianco cũng chỉ ra rằng, trong giai đoạn khó khăn lần thứ nhất xảy ra vào năm 2010, chỉ số S&P 500 đã để mất tới 16% và trong giai đoạn khó khăn lần II vào năm 2011, chỉ số này "bốc hơi" 19%.
Trong tuần tới, thị tường sẽ đón nhận kết quả kinh doanh quý II của một loạt thương hiệu tên tuổi của Mỹ như Citigroup, Goldman Sachs, Johnson & Johnson, Intel, Coca-Cola, Bank of America, eBay, American Express, Microsoft, Google, và nhiều ngân hàng, công ty, doanh nghiệp khác.
Các thông tin kinh tế nổi bật thì có phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ của Chủ tịch FED Ben Bernanke, công bố về kết quả khảo sát kinh tế khu vực của FED's Beige Book - hai sự kiện cho thấy những tín hiệu về việc liệu FED có chuẩn bị tung ra một gói QE3 mới hay không.
Thêm vào đó, trong tuần tới, thị trường còn đón nhận số liệu về doanh số bán lẻ và tỷ lệ lạm phát của Mỹ trong tháng Sáu; số liệu về sản xuất công nghiệp và về thị trường bất động sản.
Trong một thông tin có liên quan, giới phân tích dự báo các thị trường chứng khoán thế giới, trong đó có chứng khoán Hàn Quốc, có thể sẽ phục hồi vào tuần tới, sau khi đã tổn thất nặng nề trong những ngày qua. Tuy nhiên, sự phục hồi này phụ thuộc khá nhiều vào các điều kiện bên ngoài hơn là những vấn đề trong nước.
Trong cả tuần qua, chỉ số KOSPI của chứng khoán Hàn Quốc đã giảm 3,2% so với tuần trước đó và dừng ở mức 1. 812, 89 điểm vào lúc đóng cửa tuần, khi các nhà đầu tư lựa chọn bán đi cổ phiếu trong bối cảnh số liệu việc làm đáng thất vọng tại Mỹ, tăng trưởng chậm lại lại Trung Quốc và sự gia tăng đột biến các chi phí đi vay đối với các khoản nợ của Tây Ban Nha.
Ông Lee Seung-woo, một nhà phân tích từ Công ty Chứng khoán Daewoo nói: "KOSPI sẽ không có khả năng giảm thêm nữa vào tuần tới, chủ yếu là do thị trường đã quá chán nản với các chính sách cũng như các tai họa của suy thoái kinh tế."./.
Bằng chứng là các kết quả kinh doanh quý II tốt hơn dự kiến của JPMorgan Chase và Wells Fargo công bố cuối tuần qua đã giúp Phố Wall xoay chuyển tình thế, mang lại các mức tăng vọt tới 1,5-1,6% cho cả ba chỉ số chính trong phiên cuối tuần 13/7.
Mức tăng ấn tượng của phiên thứ Sáu đã giúp Phố Wall tính chung cả tuần qua vẫn ở vùng dương với 4,62 điểm (tương ứng với mức tăng nhẹ 0.04%) và khép tuần ở 12.777,09 điểm; trong khi S&P 500 tích thêm 0,15% lên 1.356,78 điểm; chỉ có Nasdaq Composite là ở vùng âm khi lùi 0,98% xuống 2.908,47 điểm.
Tuy nhiên, đối với giới phân tích, màn trình diễn của phiên cuối tuần hoàn toàn không đủ sức thuyết phục họ.
Theo các chuyên gia, với những tín hiệu ít ỏi cho thấy, nền kinh tế Mỹ đang đi lên, các thị trường đã vẫn không thể có một đợt tăng mạnh và kéo dài trong tuần qua, ngay cả khi có những đồn đoán cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ có gói nới lỏng định lượng mới (hay còn gọi là gói QE3) để kích thích kinh tế tăng trưởng.
Trong một thông báo gửi tới khách hàng, các nhà kinh tế của Wells Fargo Securities nêu rõ, cứ mỗi lần FED nỗ lực cứu vớt nền kinh tế bằng các biện pháp như mua tài sản hoặc mở rộng các chương trình bảo đảm, thì thị trường chứng khoán lại được xốc dậy nhưng những tác động của nó tới nền kinh tế thì càng ngày càng ít đi, và tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục èo uột.
Còn theo nhà phân tích David Bianco thuộc Deutsche Bank Securities thì đây là giai đoạn khó khăn thứ ba kể từ khi cuộc suy thoái chấm dứt và tâm lý của các nhà đầu tư dường như đã trở nên "chai lì" hơn trước những khó khăn, bất trắc.
Mặc dù vậy, giai đoạn khó khăn thứ ba này được cho là tồi tệ hơn hai giai đoạn trước, bởi hiện tại, các khó khăn này đã lan sang cả châu Á. Và mặc dù các giá trị đang được hậu thuẫn và ủng hộ cho xu hướng đi lên, song điều quan trọng là cần phải xem xét rằng giai đoạn này có thể bắt đầu cho những điều chỉnh hay không.
Ông Bianco cũng chỉ ra rằng, trong giai đoạn khó khăn lần thứ nhất xảy ra vào năm 2010, chỉ số S&P 500 đã để mất tới 16% và trong giai đoạn khó khăn lần II vào năm 2011, chỉ số này "bốc hơi" 19%.
Trong tuần tới, thị tường sẽ đón nhận kết quả kinh doanh quý II của một loạt thương hiệu tên tuổi của Mỹ như Citigroup, Goldman Sachs, Johnson & Johnson, Intel, Coca-Cola, Bank of America, eBay, American Express, Microsoft, Google, và nhiều ngân hàng, công ty, doanh nghiệp khác.
Các thông tin kinh tế nổi bật thì có phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ của Chủ tịch FED Ben Bernanke, công bố về kết quả khảo sát kinh tế khu vực của FED's Beige Book - hai sự kiện cho thấy những tín hiệu về việc liệu FED có chuẩn bị tung ra một gói QE3 mới hay không.
Thêm vào đó, trong tuần tới, thị trường còn đón nhận số liệu về doanh số bán lẻ và tỷ lệ lạm phát của Mỹ trong tháng Sáu; số liệu về sản xuất công nghiệp và về thị trường bất động sản.
Trong một thông tin có liên quan, giới phân tích dự báo các thị trường chứng khoán thế giới, trong đó có chứng khoán Hàn Quốc, có thể sẽ phục hồi vào tuần tới, sau khi đã tổn thất nặng nề trong những ngày qua. Tuy nhiên, sự phục hồi này phụ thuộc khá nhiều vào các điều kiện bên ngoài hơn là những vấn đề trong nước.
Trong cả tuần qua, chỉ số KOSPI của chứng khoán Hàn Quốc đã giảm 3,2% so với tuần trước đó và dừng ở mức 1. 812, 89 điểm vào lúc đóng cửa tuần, khi các nhà đầu tư lựa chọn bán đi cổ phiếu trong bối cảnh số liệu việc làm đáng thất vọng tại Mỹ, tăng trưởng chậm lại lại Trung Quốc và sự gia tăng đột biến các chi phí đi vay đối với các khoản nợ của Tây Ban Nha.
Ông Lee Seung-woo, một nhà phân tích từ Công ty Chứng khoán Daewoo nói: "KOSPI sẽ không có khả năng giảm thêm nữa vào tuần tới, chủ yếu là do thị trường đã quá chán nản với các chính sách cũng như các tai họa của suy thoái kinh tế."./.
Thùy Chi (TTXVN)