Trong phiên giao dịch đầu tiên của quý 2/2012, chứng khoán Mỹ tiếp tục đà tăng điểm mạnh, nhờ các số liệu tích cực của ngành chế tạo tại Mỹ và Trung Quốc, cho thấy sức tăng trưởng của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã có những dấu hiệu ổn định trở lại, bất chấp nguy cơ suy thoái của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 52,45 điểm, tương đương 0,40%, đóng cửa ở mức 13.264,49 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tiến thêm 10,43 điểm (0,74%), lên 1.418,90 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite ghi thêm 28,13 điểm (0,91%), lên 3.119,70 điểm.
Phố Wall khép lại phiên giao dịch cuối cùng của quý 1/2012 vào cuối tuần trước với mức tăng mạnh mẽ, khi cả hai chỉ số Dow Jones và S&P 500 đều đạt kỷ lục.
Mở đầu quý II, chứng khoán Mỹ tiếp tục duy trì đà tăng này sau khi Viện Quản lý nguồn cung (ISM) của Mỹ thông báo rằng chỉ số ngành chế tạo Mỹ trong tháng 3/2012 đã tăng lên 53,4%, từ mức tương ứng 52,4% của tháng trước đó và vượt mức dự báo 53% của giới phân tích.
Báo cáo này đã khiến giới đầu tư cảm thấy lạc quan hơn bởi đây là tín hiệu cho thấy lạm phát có khả năng chưa phải là mối quan tâm trong ngắn hạn. Thị trường cũng khởi sắc hơn trước thông tin mới đây từ Chính phủ Trung Quốc cho biết chỉ số ngành chế tạo của nước này trong tháng 3/2012 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng một năm qua, giúp “xoa dịu” những lo ngại gần đây của giới đầu tư về sự chững lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Các thông tin tích cực từ Mỹ và Trung Quốc đã phần nào làm “lu mờ” báo cáo cho thấy hoạt động sản xuất của châu Âu trong tháng Ba vừa qua đã tụt xuống mức thấp nhất trong vòng ba tháng qua, đánh dấu tháng suy giảm thứ tám liên tiếp của chỉ số này, đe dọa sẽ đẩy khu vực này rơi trở lại vào suy thoái.
Xu hướng đi lên của chứng khoán Mỹ cũng là động lực giúp “sắc xanh” ở lại trên các thị trường chứng khoán châu Âu trong phiên giao dịch 2/4. Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,85%, lên 5.874,89 điểm, trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp cũng ghi thêm 1,14%, lên 3.462,91 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX tăng tới 1,58%, chốt ở mức 7.056,65 điểm.
Tuy nhiên, sang tới phiên giao dịch ngày 3/4, các thị trường chứng khoán châu Á biến động bất nhất do những thông tin kinh tế trái chiều từ Mỹ và châu Âu.
Mở cửa phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 27,66 điểm (0,27%), xuống 10.082,21 điểm. Trong khi tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong lại tăng 181,89 điểm (0,89%), lên 20.704,15 điểm./.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 52,45 điểm, tương đương 0,40%, đóng cửa ở mức 13.264,49 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tiến thêm 10,43 điểm (0,74%), lên 1.418,90 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite ghi thêm 28,13 điểm (0,91%), lên 3.119,70 điểm.
Phố Wall khép lại phiên giao dịch cuối cùng của quý 1/2012 vào cuối tuần trước với mức tăng mạnh mẽ, khi cả hai chỉ số Dow Jones và S&P 500 đều đạt kỷ lục.
Mở đầu quý II, chứng khoán Mỹ tiếp tục duy trì đà tăng này sau khi Viện Quản lý nguồn cung (ISM) của Mỹ thông báo rằng chỉ số ngành chế tạo Mỹ trong tháng 3/2012 đã tăng lên 53,4%, từ mức tương ứng 52,4% của tháng trước đó và vượt mức dự báo 53% của giới phân tích.
Báo cáo này đã khiến giới đầu tư cảm thấy lạc quan hơn bởi đây là tín hiệu cho thấy lạm phát có khả năng chưa phải là mối quan tâm trong ngắn hạn. Thị trường cũng khởi sắc hơn trước thông tin mới đây từ Chính phủ Trung Quốc cho biết chỉ số ngành chế tạo của nước này trong tháng 3/2012 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng một năm qua, giúp “xoa dịu” những lo ngại gần đây của giới đầu tư về sự chững lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Các thông tin tích cực từ Mỹ và Trung Quốc đã phần nào làm “lu mờ” báo cáo cho thấy hoạt động sản xuất của châu Âu trong tháng Ba vừa qua đã tụt xuống mức thấp nhất trong vòng ba tháng qua, đánh dấu tháng suy giảm thứ tám liên tiếp của chỉ số này, đe dọa sẽ đẩy khu vực này rơi trở lại vào suy thoái.
Xu hướng đi lên của chứng khoán Mỹ cũng là động lực giúp “sắc xanh” ở lại trên các thị trường chứng khoán châu Âu trong phiên giao dịch 2/4. Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,85%, lên 5.874,89 điểm, trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp cũng ghi thêm 1,14%, lên 3.462,91 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX tăng tới 1,58%, chốt ở mức 7.056,65 điểm.
Tuy nhiên, sang tới phiên giao dịch ngày 3/4, các thị trường chứng khoán châu Á biến động bất nhất do những thông tin kinh tế trái chiều từ Mỹ và châu Âu.
Mở cửa phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 27,66 điểm (0,27%), xuống 10.082,21 điểm. Trong khi tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong lại tăng 181,89 điểm (0,89%), lên 20.704,15 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)