Nối gót xu hướng tăng điểm cuối tuần trước, Phố Wall tiếp tục khởi động tuần mới (ngày 15/7) trong "sắc xanh" và xác lập mức đóng cửa cao kỷ lục mới, khi số liệu tăng trưởng kinh tế Trung Quốc không nằm ngoài dự đoán đã lấn át báo cáo đáng thất vọng về doanh số bán lẻ của Mỹ.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 19,96 điểm, tương đương 0,13%, lên 15.484,26 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng ghi thêm 2,31 điểm (0,14%), lên 1.682,50 điểm.
Đây là phiên giao dịch thứ ba liên tiếp, cả chỉ số Dow Jones và S&P đều đóng cửa ở mức cao nhất mọi thời đại. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq tiến 7,41 điểm (0,21%), lên mức 3.607,49 điểm.
Chia tay với chuỗi ngày tăng điểm ấn tượng hồi cuối tuần trước, đà đi lên của các chỉ số chứng khoán Mỹ đã phần nào bị hạn chế trong phiên giao dịch 15/7 này, do những số liệu kinh tế trái chiều.
Báo cáo mới đây của Chính phủ Mỹ cho hay doanh số bán lẻ của nước này chỉ tăng 0,4% trong tháng 6/2013, thấp hơn mức dự báo của giới phân tích là tăng 0,7%.
Thông tin này khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại vào khả năng phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế số một thế giới. Tuy nhiên, việc Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đạt 7,5% trong quý 2/2013, phù hợp với dự báo trước đó và xóa tan những lời cảnh báo thiếu lạc quan của giới phân tích, đã giúp trấn an tâm lý của nhiều nhà đầu tư.
Sheng Laiyun, người phát ngôn của NBS, cho rằng mặc dù mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý 2 năm nay vẫn thấp hơn mức tăng 7,7% của quý 1, song con số này chứng tỏ kinh tế Trung Quốc vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định và các chỉ số kinh tế chủ chốt vẫn nằm trong phạm vi hợp lý, bất chấp môi trường kinh tế vẫn diễn biến rất phức tạp.
David Levy, nhà quản lý các danh mục vốn đầu tư của công ty Kenjol Capital Management, nhận định rằng dư âm của chuỗi ngày tăng điểm mạnh từ tuần trước đã tạo đà cho Phố Wall tiếp tục đi lên trong phiên giao dịch đầu tuần này, khi lợi nhuận khối doanh nghiệp Mỹ khá khả quan, song vẫn còn quá sớm để khẳng định mùa công bố lợi nhuận quý 2/2013 sẽ diễn biến tích cực.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đua nhau lên điểm, sau khi những số liệu mới nhất từ kinh tế Trung Quốc đã làm dịu đi những lo ngại về nguy cơ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,63%, lên 6.586,11 điểm. Tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp cũng cộng thêm 0,61%, lên 3.878,58 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 tiến 0,27%, đóng cửa ở mức 8.243,81 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 16/7, diễn biến tại các thị trường chứng khoán châu Á lại không đồng nhất. Tại Tokyo, việc tỷ giá đồng yen sụt giảm so với đồng USD sau khi Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke tuyên bố rằng các chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ vẫn được duy trì trong một thời gian nữa, đã giúp chỉ số Nikkei mở đầu phiên tăng 88,63 điểm (0,61%), lên 14.594,88 điểm.
Còn tại Trung Quốc, khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong vẫn tăng nhẹ 29,76 điểm (0,14%), lên 21.333,07 điểm nhờ đà tăng liên tiếp của Phố Wall, thì chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải lại đảo chiều hạ 3,22 điểm (0,16%), xuống còn 2.056,17 điểm./.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 19,96 điểm, tương đương 0,13%, lên 15.484,26 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng ghi thêm 2,31 điểm (0,14%), lên 1.682,50 điểm.
Đây là phiên giao dịch thứ ba liên tiếp, cả chỉ số Dow Jones và S&P đều đóng cửa ở mức cao nhất mọi thời đại. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq tiến 7,41 điểm (0,21%), lên mức 3.607,49 điểm.
Chia tay với chuỗi ngày tăng điểm ấn tượng hồi cuối tuần trước, đà đi lên của các chỉ số chứng khoán Mỹ đã phần nào bị hạn chế trong phiên giao dịch 15/7 này, do những số liệu kinh tế trái chiều.
Báo cáo mới đây của Chính phủ Mỹ cho hay doanh số bán lẻ của nước này chỉ tăng 0,4% trong tháng 6/2013, thấp hơn mức dự báo của giới phân tích là tăng 0,7%.
Thông tin này khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại vào khả năng phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế số một thế giới. Tuy nhiên, việc Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đạt 7,5% trong quý 2/2013, phù hợp với dự báo trước đó và xóa tan những lời cảnh báo thiếu lạc quan của giới phân tích, đã giúp trấn an tâm lý của nhiều nhà đầu tư.
Sheng Laiyun, người phát ngôn của NBS, cho rằng mặc dù mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý 2 năm nay vẫn thấp hơn mức tăng 7,7% của quý 1, song con số này chứng tỏ kinh tế Trung Quốc vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định và các chỉ số kinh tế chủ chốt vẫn nằm trong phạm vi hợp lý, bất chấp môi trường kinh tế vẫn diễn biến rất phức tạp.
David Levy, nhà quản lý các danh mục vốn đầu tư của công ty Kenjol Capital Management, nhận định rằng dư âm của chuỗi ngày tăng điểm mạnh từ tuần trước đã tạo đà cho Phố Wall tiếp tục đi lên trong phiên giao dịch đầu tuần này, khi lợi nhuận khối doanh nghiệp Mỹ khá khả quan, song vẫn còn quá sớm để khẳng định mùa công bố lợi nhuận quý 2/2013 sẽ diễn biến tích cực.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đua nhau lên điểm, sau khi những số liệu mới nhất từ kinh tế Trung Quốc đã làm dịu đi những lo ngại về nguy cơ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,63%, lên 6.586,11 điểm. Tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp cũng cộng thêm 0,61%, lên 3.878,58 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 tiến 0,27%, đóng cửa ở mức 8.243,81 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 16/7, diễn biến tại các thị trường chứng khoán châu Á lại không đồng nhất. Tại Tokyo, việc tỷ giá đồng yen sụt giảm so với đồng USD sau khi Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke tuyên bố rằng các chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ vẫn được duy trì trong một thời gian nữa, đã giúp chỉ số Nikkei mở đầu phiên tăng 88,63 điểm (0,61%), lên 14.594,88 điểm.
Còn tại Trung Quốc, khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong vẫn tăng nhẹ 29,76 điểm (0,14%), lên 21.333,07 điểm nhờ đà tăng liên tiếp của Phố Wall, thì chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải lại đảo chiều hạ 3,22 điểm (0,16%), xuống còn 2.056,17 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)