Diễn biến của nền kinh tế thế giới tiếp tục là nhân tố chính chi phối thị trường chứng khoán Mỹ trong tuần qua.
Việc Chính phủ Mỹ vừa công bố một loạt các báo cáo kinh tế mới, cùng với quyết định bất ngờ hạ lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã khiến Phố Wall trồi sụt không ngừng trong suốt 4 ngày giao dịch trong tuần.
Xu hướng lên xuống trái chiều diễn ra ngay trong phiên giao dịch đầu tuần (2/7), do những hoài nghi về tốc độ tăng trưởng bấp bênh của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc.
Theo Viện Quản lý nguồn cung Mỹ, chỉ số PMI - thước đo sản lượng công nghiệp, của nước này trong tháng 6 vừa qua đã tụt xuống mức 49,7, giảm mạnh so với mức 53,5 của tháng 5.
Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 6/2009, chỉ số này tụt xuống dưới mức 50 (ngưỡng giữa tăng trưởng và suy giảm), làm dấy lên lo ngại về động lực chủ chốt cho sự phục hồi của nền kinh tế hàng đầu thế giới này.
Trong khi đó, các nhà đầu tư cũng tỏ ra kém lạc quan về triển vọng kinh tế Trung Quốc sau khi ngân hàng HSBC (Anh) cho biết hoạt động công nghiệp của nước này trong tháng 6/2012 tiếp tục đi xuống tháng thứ 8 liên tiếp, do lượng đơn đặt hàng mới vẫn tiếp tục sụt giảm.
Thế nhưng chỉ ngay trong phiên giao dịch sau đó, “sắc xanh” lại phủ khắp toàn bộ thị trường cổ phiếu Mỹ, nhờ báo cáo cho thấy số đơn đặt hàng của các nhà máy trong tháng 5/2012 và doanh số bán xe hơi của các doanh nghiệp Mỹ trong tháng 6/2012 tăng mạnh.
Theo giới phân tích, sự gia tăng doanh số bán xe của ba "đại gia" sản xuất "xế hộp" của Mỹ là GM (tăng 16%); Ford (7%) và Chrysler (20%), đã làm giới đầu tư bớt lo âu hơn về tình hình chi tiêu tiêu dùng yếu kém tại Mỹ và đẩy các chỉ số chứng khoán Phố Wall đồng loạt tăng điểm.
Tuy nhiên, vừa mở cửa trở lại sau ngày nghỉ Lễ Độc Lập (4/7), thị trường cổ phiếu Mỹ đã phải đón nhận tin xấu, khi Chính phủ công bố báo cáo cho hay chi tiêu tiêu dùng trong tháng 6/2012 đã sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2011, khiến doanh số bán hàng của các tập đoàn bán lẻ tại nước này đều sa sút.
Mặc dù trong cùng ngày, ECB đã khép lại cuộc họp bàn chính sách với quyết định hạ lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục 0,75%, đồng thời hạ lãi suất huy động qua đêm đối với các ngân hàng gửi tiền tại ECB từ 0,25% xuống 0%, cho thấy ngân hàng này sẵn sàng hỗ trợ nền kinh tế châu Âu.
Song theo giới phân tích, đây không phải là "thần dược" đối với các vấn đề đang tồn tại ở Khu vực đồng tiền chung (Eurozone), bởi các khó khăn tại khu vực này xuất phát từ sự sụt giảm niềm tin vào tài chính quốc gia và hệ thống ngân hàng.
Do đó, tác động của động thái này tới thị trường chứng khoán không lớn và kết quả là Phố Wall vẫn không thoát khỏi tình trạng “đỏ sàn.” Trước đó, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) tuyên bố sẽ bơm thêm 50 tỷ bảng (78 tỷ USD) nhằm kích thích nền kinh tế đang đối mặt với suy thoái của nước này, đồng thời duy trì lãi suất chủ chốt ở mức thấp kỷ lục 0,5%; trong khi PBoC cũng bất ngờ thông báo sẽ cắt giảm 0,25 điểm phần trăm đối với lãi suất tiền gửi thời hạn một năm, xuống còn 3% kể từ ngày 6/7.
Nhưng dường như giới đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng trước triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và chờ đợi báo cáo việc làm từ Mỹ để tìm định hướng kinh doanh.
Tuy nhiên, chẳng những báo cáo việc làm tại Mỹ không giúp thị trường chứng khoán khởi sắc, mà còn đẩy Phố Wall lún sâu hơn trong phiên giao dịch cuối tuần (6/7), bởi nó làm dấy lên thêm những lo ngại về đà tụt dốc của nền kinh tế đầu tàu thế giới này.
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh 124,20 điểm, tương đương 0,96%, xuống 12.772,47 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng hạ 12,90 điểm (0,94%), còn 1.354,68 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq mất 38,79 điểm (1,3%), đóng cửa ở mức 2.937,33 điểm.
Theo Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 6 vừa qua, khu vực phi nông nghiệp của nước này chỉ tạo được 80.000 việc làm mới, kém xa dự báo của giới phân tích là 90.000 việc làm. Đây là tháng thứ ba liên tiếp, tăng trưởng việc làm của Mỹ dưới con số 100.000.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mức tăng yếu này vẫn chưa đủ sức thuyết phục Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tung ra chương trình nới lỏng định lượng mới (QE3) để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Thị trường còn trở nên u ám hơn khi mới đây, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cảnh báo rằng cơ quan này có thể sẽ cắt giảm mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào cuối tháng 7 này.
Tính chung cả tuần qua, chỉ số S&P 500 giảm 0,6%, Dow Jones hạ 0,8%, trong khi Nasdaq chỉ “nhích” không đáng kể 0,1%, nhưng vẫn đánh dấu tuần tăng điểm thứ 5 liên tiếp của chỉ số này./.
Việc Chính phủ Mỹ vừa công bố một loạt các báo cáo kinh tế mới, cùng với quyết định bất ngờ hạ lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã khiến Phố Wall trồi sụt không ngừng trong suốt 4 ngày giao dịch trong tuần.
Xu hướng lên xuống trái chiều diễn ra ngay trong phiên giao dịch đầu tuần (2/7), do những hoài nghi về tốc độ tăng trưởng bấp bênh của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc.
Theo Viện Quản lý nguồn cung Mỹ, chỉ số PMI - thước đo sản lượng công nghiệp, của nước này trong tháng 6 vừa qua đã tụt xuống mức 49,7, giảm mạnh so với mức 53,5 của tháng 5.
Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 6/2009, chỉ số này tụt xuống dưới mức 50 (ngưỡng giữa tăng trưởng và suy giảm), làm dấy lên lo ngại về động lực chủ chốt cho sự phục hồi của nền kinh tế hàng đầu thế giới này.
Trong khi đó, các nhà đầu tư cũng tỏ ra kém lạc quan về triển vọng kinh tế Trung Quốc sau khi ngân hàng HSBC (Anh) cho biết hoạt động công nghiệp của nước này trong tháng 6/2012 tiếp tục đi xuống tháng thứ 8 liên tiếp, do lượng đơn đặt hàng mới vẫn tiếp tục sụt giảm.
Thế nhưng chỉ ngay trong phiên giao dịch sau đó, “sắc xanh” lại phủ khắp toàn bộ thị trường cổ phiếu Mỹ, nhờ báo cáo cho thấy số đơn đặt hàng của các nhà máy trong tháng 5/2012 và doanh số bán xe hơi của các doanh nghiệp Mỹ trong tháng 6/2012 tăng mạnh.
Theo giới phân tích, sự gia tăng doanh số bán xe của ba "đại gia" sản xuất "xế hộp" của Mỹ là GM (tăng 16%); Ford (7%) và Chrysler (20%), đã làm giới đầu tư bớt lo âu hơn về tình hình chi tiêu tiêu dùng yếu kém tại Mỹ và đẩy các chỉ số chứng khoán Phố Wall đồng loạt tăng điểm.
Tuy nhiên, vừa mở cửa trở lại sau ngày nghỉ Lễ Độc Lập (4/7), thị trường cổ phiếu Mỹ đã phải đón nhận tin xấu, khi Chính phủ công bố báo cáo cho hay chi tiêu tiêu dùng trong tháng 6/2012 đã sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2011, khiến doanh số bán hàng của các tập đoàn bán lẻ tại nước này đều sa sút.
Mặc dù trong cùng ngày, ECB đã khép lại cuộc họp bàn chính sách với quyết định hạ lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục 0,75%, đồng thời hạ lãi suất huy động qua đêm đối với các ngân hàng gửi tiền tại ECB từ 0,25% xuống 0%, cho thấy ngân hàng này sẵn sàng hỗ trợ nền kinh tế châu Âu.
Song theo giới phân tích, đây không phải là "thần dược" đối với các vấn đề đang tồn tại ở Khu vực đồng tiền chung (Eurozone), bởi các khó khăn tại khu vực này xuất phát từ sự sụt giảm niềm tin vào tài chính quốc gia và hệ thống ngân hàng.
Do đó, tác động của động thái này tới thị trường chứng khoán không lớn và kết quả là Phố Wall vẫn không thoát khỏi tình trạng “đỏ sàn.” Trước đó, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) tuyên bố sẽ bơm thêm 50 tỷ bảng (78 tỷ USD) nhằm kích thích nền kinh tế đang đối mặt với suy thoái của nước này, đồng thời duy trì lãi suất chủ chốt ở mức thấp kỷ lục 0,5%; trong khi PBoC cũng bất ngờ thông báo sẽ cắt giảm 0,25 điểm phần trăm đối với lãi suất tiền gửi thời hạn một năm, xuống còn 3% kể từ ngày 6/7.
Nhưng dường như giới đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng trước triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và chờ đợi báo cáo việc làm từ Mỹ để tìm định hướng kinh doanh.
Tuy nhiên, chẳng những báo cáo việc làm tại Mỹ không giúp thị trường chứng khoán khởi sắc, mà còn đẩy Phố Wall lún sâu hơn trong phiên giao dịch cuối tuần (6/7), bởi nó làm dấy lên thêm những lo ngại về đà tụt dốc của nền kinh tế đầu tàu thế giới này.
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh 124,20 điểm, tương đương 0,96%, xuống 12.772,47 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng hạ 12,90 điểm (0,94%), còn 1.354,68 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq mất 38,79 điểm (1,3%), đóng cửa ở mức 2.937,33 điểm.
Theo Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 6 vừa qua, khu vực phi nông nghiệp của nước này chỉ tạo được 80.000 việc làm mới, kém xa dự báo của giới phân tích là 90.000 việc làm. Đây là tháng thứ ba liên tiếp, tăng trưởng việc làm của Mỹ dưới con số 100.000.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mức tăng yếu này vẫn chưa đủ sức thuyết phục Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tung ra chương trình nới lỏng định lượng mới (QE3) để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Thị trường còn trở nên u ám hơn khi mới đây, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cảnh báo rằng cơ quan này có thể sẽ cắt giảm mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào cuối tháng 7 này.
Tính chung cả tuần qua, chỉ số S&P 500 giảm 0,6%, Dow Jones hạ 0,8%, trong khi Nasdaq chỉ “nhích” không đáng kể 0,1%, nhưng vẫn đánh dấu tuần tăng điểm thứ 5 liên tiếp của chỉ số này./.
Minh Trang (TTXVN)