Với sự dẫn dắt của chứng khoán Phố Wall đêm trước, hầu hết các thị trường chứng khoán chủ chốt ở châu Á-Thái Bình Dương đều ghi điểm mạnh trong phiên 25/1, trừ thị trường Thượng Hải vẫn chịu sức ép từ chính sách thắt chặt tiền tệ của Bắc Kinh với mục đích "hạ nhiệt" tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát.
Phiên 24/1 tại New York, chỉ số công nghiệp Dow Jones nhanh chóng rũ bỏ đà đi xuống lúc đầu phiên để bứt phá ngoạn mục vào cuối phiên, giúp chỉ số này tăng 0,92% (108,68 điểm) so với phiên trước lên 11.980,52 điểm, qua đó rút ngắn dần khoảng cách với ngưỡng 12.000 điểm, nhờ các cổ phiếu công nghệ và nguyên liệu được giá.
Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq còn tăng mạnh hơn với 1,04% lên 2.717,55 điểm.
Ngày 25/1, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) dự kiến nền kinh tế lớn thứ hai châu Á này sẽ tăng trưởng 3,3% trong tài khóa kết thúc vào tháng Ba, cao hơn dự báo trước đó ở mức 2,1%.
Động thái này cùng với triển vọng khả quan về lợi nhuận của doanh nghiệp Mỹ và Nhật Bản giúp chỉ số Nikkei 225 khi kết thúc phiên đã tăng mạnh 119,31 điểm lên 10.464,42 điểm, trong đó dẫn đầu đà tăng là cổ phiếu của các nhà xuất khẩu.
Theo nhà phân tích thị trường hàng đầu của Công ty chứng khoán Meiwa, Masayoshi Yano, thị trường xem ra ít phản ứng với quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0-0,1% của BoJ (đúng như dự đoán của đa số giới phân tích) được đưa ra ngày 25/1.
Tại Sydney, chỉ số ASX tăng 21,8 điểm lên 4.807,8.điểm, trong khi chỉ số Kospi tại Seoul tăng 4,51 điểm lên 2.086,67 điểm. Nhiều thị trường chứng khoán khác của khu vực như Đài Bắc hay Manila cũng được đà đi lên.
Ngược với đà đi lên của cả khu vực, chứng khoán Trung Quốc tiếp tục giảm điểm do sự thận trọng của giới đầu tư, sau khi các số liệu được công bố tuần trước cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn ở mức cao, đồng nghĩa với việc Bắc Kinh có thể sẽ thực hiện các biện pháp mạnh hơn nhằm kiềm chế lạm phát và giảm bớt sức nóng của nền kinh tế.
Kết thúc phiên 25/1, chỉ số Hang Seng giảm 12,95 điểm xuống 23.788,83 điểm và chỉ số Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) tại Thượng Hải giảm 18,29 điểm còn 2.677,43 điểm./.
Phiên 24/1 tại New York, chỉ số công nghiệp Dow Jones nhanh chóng rũ bỏ đà đi xuống lúc đầu phiên để bứt phá ngoạn mục vào cuối phiên, giúp chỉ số này tăng 0,92% (108,68 điểm) so với phiên trước lên 11.980,52 điểm, qua đó rút ngắn dần khoảng cách với ngưỡng 12.000 điểm, nhờ các cổ phiếu công nghệ và nguyên liệu được giá.
Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq còn tăng mạnh hơn với 1,04% lên 2.717,55 điểm.
Ngày 25/1, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) dự kiến nền kinh tế lớn thứ hai châu Á này sẽ tăng trưởng 3,3% trong tài khóa kết thúc vào tháng Ba, cao hơn dự báo trước đó ở mức 2,1%.
Động thái này cùng với triển vọng khả quan về lợi nhuận của doanh nghiệp Mỹ và Nhật Bản giúp chỉ số Nikkei 225 khi kết thúc phiên đã tăng mạnh 119,31 điểm lên 10.464,42 điểm, trong đó dẫn đầu đà tăng là cổ phiếu của các nhà xuất khẩu.
Theo nhà phân tích thị trường hàng đầu của Công ty chứng khoán Meiwa, Masayoshi Yano, thị trường xem ra ít phản ứng với quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0-0,1% của BoJ (đúng như dự đoán của đa số giới phân tích) được đưa ra ngày 25/1.
Tại Sydney, chỉ số ASX tăng 21,8 điểm lên 4.807,8.điểm, trong khi chỉ số Kospi tại Seoul tăng 4,51 điểm lên 2.086,67 điểm. Nhiều thị trường chứng khoán khác của khu vực như Đài Bắc hay Manila cũng được đà đi lên.
Ngược với đà đi lên của cả khu vực, chứng khoán Trung Quốc tiếp tục giảm điểm do sự thận trọng của giới đầu tư, sau khi các số liệu được công bố tuần trước cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn ở mức cao, đồng nghĩa với việc Bắc Kinh có thể sẽ thực hiện các biện pháp mạnh hơn nhằm kiềm chế lạm phát và giảm bớt sức nóng của nền kinh tế.
Kết thúc phiên 25/1, chỉ số Hang Seng giảm 12,95 điểm xuống 23.788,83 điểm và chỉ số Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) tại Thượng Hải giảm 18,29 điểm còn 2.677,43 điểm./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)