Các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt đi xuống trong phiên giao dịch ngày 9/7, trước khi bước vào mùa công bố lợi nhuận quý 2/2012, với nỗi lo ngại ngày càng gia tăng về tốc độ tăng trưởng trì trệ của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc, cũng như bất ổn tài chính tại châu Âu.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 36,18 điểm, tương đương 0,28%, xuống 12.736,29 điểm, sau khi có lúc để mất 86 điểm.
Chỉ số S&P 500 cũng hạ nhẹ 2,22 điểm (0,16%), xuống còn 1.352,46 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq mất 5,56 điểm (0,19%), đóng cửa ở mức 2.931,77 điểm.
Tâm lý kém lạc quan về triển vọng của mùa báo cáo lợi nhuận quý 2 từ các doanh nghiệp Mỹ, giữa bối cảnh nhu cầu tiêu thụ hàng hóa toàn cầu ngày một suy giảm, cộng thêm với các dấu hiệu suy yếu của các nền kinh tế châu Á (tính cả Trung Quốc và Nhật Bản) là những nhân tố chính đẩy Phố Wall vào “sắc đỏ” trong phiên giao dịch 9/7 vừa qua.
Trong khi đó, tại châu Âu, lãi suất trái phiếu chính phủ Italy tiếp tục tăng lên trong ngày giao dịch đầu tuần, còn lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha đã vượt ngưỡng 7%.
Điều này càng chứng tỏ rằng cam kết trợ giúp các nền kinh tế châu Âu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn chưa đủ mạnh để trấn an giới đầu tư.
Phía bên kia Đại Tây Dương, tại thị trường London, chỉ số FTSE 100 của Anh hạ nhẹ 0,62%, xuống 5.627,33 điểm.
Trong khi đó, tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp cũng giảm 0,38%, xuống còn 3.156,80 điểm; còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 mất 0,35%, chốt ở mức 6.387,57 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 10/7 tại thị trường châu Á, các sàn giao dịch chứng khoán biến động trái chiều trước mối lo dai dẳng của giới đầu tư về triển vọng kinh tế toàn cầu.
Đáng chú ý là số đơn đặt hàng máy móc tại Nhật Bản trong tháng 5/2012 đã giảm mạnh và lạm phát tại Trung Quốc tăng thấp nhất trong vòng 29 tháng qua, phản ánh phần nào tình trạng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa sụt giảm của châu Âu và kim ngạch xuất khẩu yếu kém của kinh tế Mỹ.
Mở cửa phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 25,15 điểm (0,28%), lên 8.922,03 điểm. Trong khi tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong cũng ghi thêm 36,41 điểm (0,19%), lên 19.464,5 điểm; song chỉ số Shanghai của Thượng Hải lại giảm 0,18%, xuống còn 2.166,95 điểm./.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 36,18 điểm, tương đương 0,28%, xuống 12.736,29 điểm, sau khi có lúc để mất 86 điểm.
Chỉ số S&P 500 cũng hạ nhẹ 2,22 điểm (0,16%), xuống còn 1.352,46 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq mất 5,56 điểm (0,19%), đóng cửa ở mức 2.931,77 điểm.
Tâm lý kém lạc quan về triển vọng của mùa báo cáo lợi nhuận quý 2 từ các doanh nghiệp Mỹ, giữa bối cảnh nhu cầu tiêu thụ hàng hóa toàn cầu ngày một suy giảm, cộng thêm với các dấu hiệu suy yếu của các nền kinh tế châu Á (tính cả Trung Quốc và Nhật Bản) là những nhân tố chính đẩy Phố Wall vào “sắc đỏ” trong phiên giao dịch 9/7 vừa qua.
Trong khi đó, tại châu Âu, lãi suất trái phiếu chính phủ Italy tiếp tục tăng lên trong ngày giao dịch đầu tuần, còn lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha đã vượt ngưỡng 7%.
Điều này càng chứng tỏ rằng cam kết trợ giúp các nền kinh tế châu Âu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn chưa đủ mạnh để trấn an giới đầu tư.
Phía bên kia Đại Tây Dương, tại thị trường London, chỉ số FTSE 100 của Anh hạ nhẹ 0,62%, xuống 5.627,33 điểm.
Trong khi đó, tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp cũng giảm 0,38%, xuống còn 3.156,80 điểm; còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 mất 0,35%, chốt ở mức 6.387,57 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 10/7 tại thị trường châu Á, các sàn giao dịch chứng khoán biến động trái chiều trước mối lo dai dẳng của giới đầu tư về triển vọng kinh tế toàn cầu.
Đáng chú ý là số đơn đặt hàng máy móc tại Nhật Bản trong tháng 5/2012 đã giảm mạnh và lạm phát tại Trung Quốc tăng thấp nhất trong vòng 29 tháng qua, phản ánh phần nào tình trạng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa sụt giảm của châu Âu và kim ngạch xuất khẩu yếu kém của kinh tế Mỹ.
Mở cửa phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 25,15 điểm (0,28%), lên 8.922,03 điểm. Trong khi tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong cũng ghi thêm 36,41 điểm (0,19%), lên 19.464,5 điểm; song chỉ số Shanghai của Thượng Hải lại giảm 0,18%, xuống còn 2.166,95 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)