Phối hợp hành động để giảm thiệt hại do thảm họa

Liên hợp quốc đã kêu gọi phối hợp hành động và cố kết hơn để giảm nguy cơ cũng như thiệt hại về người và tài sản do thiên tai.
Ngày 11/3, trong bối cảnh động đất và sóng thần gây thiệt hại lớn về ngườivà tài sản ở Nhật Bản và nhiều nước khác, Liên hợp quốc đã kêu gọi các nước hànhđộng phối hợp và cố kết hơn để giảm nguy cơ cũng như thiệt hại về người và tàisản xã hội, kinh tế và môi trường do những thảm họa thiên nhiên trên toàn cầugây ra.

Báo cáo của Cơ quan Chiến lược quốc tế Liên hợp quốc về giảm thảm họa(ISDR) cho rằng tiến bộ trong việc thực hiện Chương trình hành động Hyogo hiệnkhông đồng đều, phản ánh sự khác biệt lớn về thể chế và kinh tế giữa các nước vàcác khu vực.

ISDR nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo ra nhu cầu xã hội về giảm nguy cơthảm họa để mỗi người dân thực hiện phần trách nhiệm của họ cũng như giám sátchính phủ thực hiện trách nhiệm đầu tư và thực hiện các chương trình hành độnggiảm nguy cơ thảm họa.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon khẳng định giảm thiệt hại từ cácthảm họa thiên nhiên cần những cam kết mạnh mẽ từ các chính phủ, các thể chế tàichính, xã hội dân sự và khu vực tư nhân. Đô thị hoá nhanh, sự suy thoái của hệsinh thái và cơ sở hạ tầng yếu kém là những nguyên nhân chính làm tăng thiệt hạikhi xảy ra những thảm họa thiên nhiên.

Trong thập kỷ qua, dân số đô thị ở các nước đang phát triển đã tăng 77%lên tới 2,6 tỷ người. Theo số liệu của Liên hợp quốc, những thảm hoạ thiên nhiênnhư động đất, lũ lụt, hạn hán… trong năm 2010 đã tác động đến 208 triệu ngườitrên toàn cầu, cướp đi sinh mạng của 300 nghìn người, gây thiệt hại 110 tỷ USD.

Báo cáo đánh giá việc thực hiện chương trình hành động 2005-2015 được 168nước thoả thuận năm 2005 tại thành phố Hyogo của Nhật Bản, đã nhấn mạnh mặc dùđa số các nước đã có lộ trình hành động bảo vệ những nguồn tài sản con người vàvật chật trước các thảm họa thiên nhiên, nhưng nhiều nước vẫn không đủ tiềm lựcđể thực hiện có hiệu quả, đặc biệt không có cơ sở pháp lý để phối hợp giữa cáccơ quan của chính phủ.

Liên hợp quốc kêu gọi các nước cần đánh giá những nguy cơ thảm họa đểhoạch định các kế hoạch phát triển thông minh hơn, với trọng tâm là phát huyđược các nguồn lực tài chính, thể chế và con người một cách sáng tạo, thống nhấtvà hiệu quả.

Để tăng cường sức bật và sự năng động của cộng đồng, cần đổi mới nhữnghình thức đối tác giữa khu vực công và tư trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế,tài chính và nghiên cứu khoa học./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Người dân tại Dải Gaza vui mừng sau khi lực lượng Hamas và Israel đạt được thỏa thuận ngừng bắn. (Ảnh: Reuters/TTXVN)

Vận hành trung tâm giám sát lệnh ngừng bắn ở Gaza

Qatar, cùng các nước trung gian khác là Mỹ và Ai Cập, đã công bố thỏa thuận ngừng bắn gồm 3 giai đoạn ở Gaza có hiệu lực vào ngày 19/1 nhằm chấm dứt 15 tháng xung đột giữa Israel và Phong trào Hamas.