Ngày 16/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu và Chủ tịch Trung ương Hội chữ Thập đỏ Việt Nam Trần Ngọc Tăng đã ký Nghị quyết liên tịch về việc phối hợp thực hiện công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020.
Mục tiêu chính trong phối hợp liên ngành y tế, chữ thập đỏ là nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân ở nhiều nội dung. Đó là tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sức khỏe; sơ cấp cứu dựa vào cộng đồng; vận động hiến máu nhân đạo; vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác; hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo; hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo; hoạt động về phòng chống thiên tai, thảm họa, y tế dự phòng, môi trường và an toàn thực phẩm; tổ chức bữa ăn tình thương vì bệnh nhân nghèo tại các cơ sở khám, chữa bệnh...
Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu nhấn mạnh sau hơn 10 năm triển khai Nghị quyết, ngành y tế và Hội chữ Thập đỏ Việt Nam đã thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nhiều mô hình về chăm sóc sức khỏe ban đầu do 2 bên xây dựng đã bước đầu được triển khai tại một số tỉnh, tập trung vào việc giáo dục sức khỏe, thành lập mạng lưới tình nguyện và phát triển cộng đồng; vận động nhân dân tham gia các chương trình y tế quốc gia, kế hoạch hóa gia đình.
Trong công tác phòng chống dịch bệnh, hai bên phối hợp chặt chẽ tuyên truyền sâu rộng trên mọi vùng miền của tổ quốc thông qua mạng lưới các tình nguyện viên, phát tờ rơi tại các hộ gia đình và truyền thông đại chúng về phòng, chống dịch bệnh. Qua đó góp phần khống chế kịp thời, dập tắt nhiều loại dịch bệnh khẩn cấp, nguy hiểm như SARS, đại dịch cúm A/H5N1, tiêu chảy cấp, cúm A/H1N1.
Hai bên đã thiết lập mạng lưới tình nguyện viên, xây dựng trên 6.000 trạm, chốt, điểm sơ cấp cứu tại cộng đồng, góp phần sơ cứu cho nhiều nạn nhân, giảm thiểu tử vong do tai nạn giao thông đặc biệt ở những trục đường giao thông chính trên toàn quốc.
Đặc biệt, nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Y tế và Hội chữ Thập đỏ cùng các ban, ngành liên quan, công cuộc vận động hiến máu nhân đạo trong toàn dân đã đạt hiệu quả cao. Năm 2009, có 564.000 đơn vị máu được đóng góp cho các bệnh viện để điều trị, cấp cứu cho bệnh nhân, trong đó 72% từ người hiến máu tình nguyện, tỷ lệ dân số hiến máu đạt 0,65%. Từ nguồn máu này, hàng ngàn bệnh nhân đã được cứu sống...
Tuy nhiên một số nội dung của Nghị quyết liên tịch thực hiện đã nhiều năm nhưng chưa được đánh giá, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế như bảo hiểm y tế cho người nghèo, đoàn thầy thuốc tình nguyện khám chữa bệnh nhân đạo, vận động hiến mô, tạng, chăm sóc trong tình trạng khẩn cấp./.
Mục tiêu chính trong phối hợp liên ngành y tế, chữ thập đỏ là nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân ở nhiều nội dung. Đó là tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sức khỏe; sơ cấp cứu dựa vào cộng đồng; vận động hiến máu nhân đạo; vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác; hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo; hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo; hoạt động về phòng chống thiên tai, thảm họa, y tế dự phòng, môi trường và an toàn thực phẩm; tổ chức bữa ăn tình thương vì bệnh nhân nghèo tại các cơ sở khám, chữa bệnh...
Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu nhấn mạnh sau hơn 10 năm triển khai Nghị quyết, ngành y tế và Hội chữ Thập đỏ Việt Nam đã thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nhiều mô hình về chăm sóc sức khỏe ban đầu do 2 bên xây dựng đã bước đầu được triển khai tại một số tỉnh, tập trung vào việc giáo dục sức khỏe, thành lập mạng lưới tình nguyện và phát triển cộng đồng; vận động nhân dân tham gia các chương trình y tế quốc gia, kế hoạch hóa gia đình.
Trong công tác phòng chống dịch bệnh, hai bên phối hợp chặt chẽ tuyên truyền sâu rộng trên mọi vùng miền của tổ quốc thông qua mạng lưới các tình nguyện viên, phát tờ rơi tại các hộ gia đình và truyền thông đại chúng về phòng, chống dịch bệnh. Qua đó góp phần khống chế kịp thời, dập tắt nhiều loại dịch bệnh khẩn cấp, nguy hiểm như SARS, đại dịch cúm A/H5N1, tiêu chảy cấp, cúm A/H1N1.
Hai bên đã thiết lập mạng lưới tình nguyện viên, xây dựng trên 6.000 trạm, chốt, điểm sơ cấp cứu tại cộng đồng, góp phần sơ cứu cho nhiều nạn nhân, giảm thiểu tử vong do tai nạn giao thông đặc biệt ở những trục đường giao thông chính trên toàn quốc.
Đặc biệt, nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Y tế và Hội chữ Thập đỏ cùng các ban, ngành liên quan, công cuộc vận động hiến máu nhân đạo trong toàn dân đã đạt hiệu quả cao. Năm 2009, có 564.000 đơn vị máu được đóng góp cho các bệnh viện để điều trị, cấp cứu cho bệnh nhân, trong đó 72% từ người hiến máu tình nguyện, tỷ lệ dân số hiến máu đạt 0,65%. Từ nguồn máu này, hàng ngàn bệnh nhân đã được cứu sống...
Tuy nhiên một số nội dung của Nghị quyết liên tịch thực hiện đã nhiều năm nhưng chưa được đánh giá, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế như bảo hiểm y tế cho người nghèo, đoàn thầy thuốc tình nguyện khám chữa bệnh nhân đạo, vận động hiến mô, tạng, chăm sóc trong tình trạng khẩn cấp./.
Xuân Tiến (TTXVN/Vietnam+)