Theo như lời kể, Lee Ok-sun đã bị xâm hại bởi rất nhiều binh lính Nhật Bản khi diễn ra chiến tranh thế giới thứ 2. Khi cuộc chiến kết thúc, bà không dám trở về quê hương do quá hổ thẹn và phải phiêu bạt ở Trung Quốc 6 năm trước khi quay về nước. (Nguồn: Kim Kyung-Hoon/Reuters)
Lee Ok-sun đang cầm bức ảnh bà chụp tại nhà thổ, nơi binh lính Nhật Bản bắt giữ bà cách đây nhiều năm. (Nguồn: Kim Kyung-Hoon/Reuters)
Kim Bokdong, một người phụ nữ tới từ miền Nam Hàn Quốc, đang cầm trên tay bức tranh ghi nhớ ngày mà một cô gái 14 tuổi bị bắt cóc. Bà kể lại, vào năm 1940 bà đã bị bắt vào nhà thổ của quân đội Nhật Bản và mỗi ngày bị ép làm tình với 15 người lính, con số này lên tới 50 người vào cuối tuần. Không những vậy chúng còn chuyển bà tới nhà thổ ở Trung Quốc, Hong Kong, Sumatra, Java, Malaysia và Singapore trước khi quân Nhật đầu hàng. (Nguồn: Kim Kyung-Hoon/Reuters)
Gil Wonok, một người phụ nữ đến từ Bắc Triều Tiên cho biết, bà bị binh lính Nhật Bản bắt tới một nhà thổ tại Trung Quốc khi mới 13 tuổi. Bà đã bị mắc bệnh giang mai và phát triển các khối u. Thậm chí một bác sỹ Nhật còn cắt bỏ tử cung khiến bà mất khả năng sinh con. Cô muốn nhận được một lời xin lỗi chính thức từ Chính phủ Nhật Bản. (Nguồn: Kim Kyung-Hoon/Reuters)
Một nạn nhân khác trong chiến tranh thế giới thứ 2, Ren Lane chụp ảnh bên cạnh bức ảnh của chủ tịch Mao Trạch Đông tại nhà của bà ở Trung Quốc. Bà đã từng hy vọng chính phủ Trung Quốc sẽ hỗ trợ một phần tài chính cho những người phụ nữ như mình. Tuy nhiên trong nhiều năm, không có ai tới thăm bà cả. Ren đã bị bắt phục vụ cho binh lính Nhật Bản khi 15 tuổi. (Nguồn: Kim Kyung-Hoon/Reuters)
Ren ngồi bên một chiếc vali có chứa những chiếc khăn liệm mà bà chuẩn bị cho cái chết của mình. Khi chiến tranh thế giới thứ 2 diễn ra, bà may mắn được mẹ mình chuộc khỏi tay binh lính Nhật Bản bằng cách trả cho chúng gạo và bột mì. Sau đó, bà đã kết hôn và có 3 con trai, một con gái. (Nguồn: Kim Kyung-Hoon/Reuters)
Zhang Xiantu, một nạn nhân trong Chiến tranh thế giới thứ 2 chụp ảnh trên chiếc giường truyền thống của Trung Quốc. Bà là người duy nhất còn sống sót trong số 16 phụ nữ Sơn Tây, Trung Quốc đâm đơn kiện chính phủ Nhật Bản vào năm 1995 vì đã bắt cóc trẻ em và lạm dụng tình dục. (Nguồn: Kim Kyung-Hoon/Reuters)
Zhang Xiantu đưa ra hình ảnh đôi giày bị buộc dây thừng. Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, khi binh lính Nhật Bản tràn vào cướp lương thực và bắt giữ phụ nữ trẻ em, bà đã không thể chạy thoát do chân bị trói. (Nguồn: Kim Kyung-Hoon/Reuters)
Một ngôi nhà bị bỏ hoang tại Trung Quốc. Trước đây pháo đài này từng là nơi quân đội Nhật Bản giam giữ phụ nữ. Trong vòng 3 năm đã có khoảng 50 phụ nữ bị chúng nhốt tại đây để làm nô lệ tình dục. (Nguồn: Kim Kyung-Hoon/Reuters)
Zhang Shuangbing cúi đầu trước nầm mồ của Liu Mianhuan, một nạn nhân của lính Nhật Bản, trên một ngọn núi ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Ông nói: Lại là tôi đây. Chúng ta vẫn chưa thành công trong bất cứ một vụ kiện nào với quân đội Nhật Bản. Một ngày khi công bằng được đòi lại tôi sẽ quay trở lại để gặp bà. (Nguồn: Kim Kyung-Hoon/Reuters)
Hao Yuelian, một phụ nữ ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, bị quân đội Nhật Bản bắt khi mới 17 tuổi và đã phải phục vụ kẻ thù trong vòng 20 ngày khi Chiến tranh thế giới thứ 2 diễn ra. (Nguồn: Kim Kyung-Hoon/Reuters)
(Vietnam+)