[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới

Trong 66 năm qua, ngành Y tế Việt Nam không chỉ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe của nhân dân mà còn có đóng góp ngày càng tích cực vào sự phát triển của y học thế giới.
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 1Sau ngày đất nước thống nhất, ngành Y tế đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong ảnh: Kỹ thuật viên Phạm Nguyên Quyền (Học viện Y Huế) nghiên cứu thành công chỉ tự tiêu từ nguyên liệu địa phương (ruột lợn, da súc vật, chỉ tơ tằm...) để sử dụng trong phẫu thuật (1984). (Ảnh: Thu Hoài/TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 2Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Viện Mắt Trung ương. (Ảnh: TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 3Sau ngày đất nước thống nhất, ngành Y tế đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong ảnh: Chuyên gia Ủy ban số 2 của Hà Lan hướng dẫn cán bộ của Viện Tai Mũi Họng Hà Nội làm núm tai máy trợ thính phục vụ trẻ em bị điếc (1992). (Ảnh: Thu Hoài/TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 4Việt Nam cũng được biết đến là quốc gia đang dần vươn lên vị trí quan trọng trong danh sách các nước sản xuất vaccine trên thế giới. Trong ảnh: Các kỹ thuật viện của Viện Vệ sinh dịch tễ Hà Nội trao đổi kinh nghiệm sau khi Viện nghiên cứu thành công vắcxin phòng bệnh viêm gan B (1992). (Ảnh: Thu Hoài/ TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 5Việt Nam cũng được biết đến là quốc gia đang dần vươn lên vị trí quan trọng trong danh sách các nước sản xuất vắcxin trên thế giới. Trong ảnh: Sản xuất thuốc chữa bệnh sốt rét bằng lá của cây Thanh Hao hoa vàng (1992). (Ảnh: Hữu Oai/TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 6Không chỉ khống chế các dịch bệnh trong nước, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên khống chế thành công dịch SARS, cúm A/H5N1...Trong ảnh: Các bác sỹ Viện Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới Hà Nội kiểm tra theo dõi kết quả điều trị cho bệnh nhân mắc SARS (2003). (Ảnh: Hữu Oai/TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 7Không chỉ khống chế các dịch bệnh trong nước, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên khống chế thành công dịch SARS, cúm A/H5N1...Trong ảnh: Tập thể các thầy thuốc Viện Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới Hà Nội (Khoa Hồi sức cấp cứu) đã góp phần tích cực điều trị, khống chế thành công bệnh SARS ở Việt Nam (2003). (Ảnh: Hữu Oai/TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 8Tất cả các bệnh truyền nhiễm mới nổi đến nay, Việt Nam đều có khả năng xét nghiệm và phát hiện từ virus H5N1, Ebola, Corona mới... Trong ảnh: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thành công khi chụp ảnh được cấu trúc của Virus H5N1 bằng kính hiển vi điện tử JEM 1010 (2004). (Ảnh: Hữu Oãi/TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 9Nhiều kỹ thuật chuyên môn cao được thực hiện thành công tại nhiều bệnh viện trung ương như ghép tạng, nội soi, phẫu thuật bằng robot, chuyển giao một số kỹ thuật cho bệnh viện tuyến tỉnh, huyện...Trong ảnh: Ca mổ ghép gan đầu tiên của Việt Nam với sự tham gia của 120 Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ, kỹ thuật viên của Viện Quân y, bệnh viện Nhi và bệnh viện Chợ Rẫy được thực hiện tại Viện Bỏng Quốc gia, năm 2004. (Ảnh: Hữu Oai/ TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 10Nhiều kỹ thuật chuyên môn cao được thực hiện thành công tại nhiều bệnh viện trung ương như ghép tạng, nội soi, phẫu thuật bằng robot, chuyển giao một số kỹ thuật cho bệnh viện tuyến tỉnh, huyện...Trong ảnh: Các giáo sư, bác sỹ Viện trường Liege' (Vương quốc Bỉ) và các bác sỹ bệnh viện Nhân dân 115 (TP Hồ Chí Minh) đang thực hiện ca mổ nội soi thận từ người hiến. Đây là ca mổ nội soi ghép thận lần thứ 4 của Viện (2004). (Ảnh: Thế Anh/TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 11Nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn như sốt xuất huyết, viêm não virus, lao, thương hàn, tả đã được khống chế, không gây thành các dịch lớn, hạn chế tỷ lệ mắc và tử vong. Trong ảnh: Nhân viên y tế của Trung tâm Y tế huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) hướng dẫn đồng bào dân tộc Mường cách tẩm màn hóa chất phòng chống sốt rét. (Ảnh: Trần Thiêm/TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 12Tất cả các bệnh truyền nhiễm mới nổi đến nay, Việt Nam đều có khả năng xét nghiệm và phát hiện từ virus H5N1, Ebola, Corona mới...Trong ảnh: Sử dụng công nghệ sinh học phân tử tách chiết vật liệu di truyền phát hiện virus cúm A/H1N1 ở Trung tâm cúm quốc gia (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) ngày 28/5/2009. (Ảnh: Hữu Oai/TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 13Việt Nam cũng được biết đến là quốc gia đang dần vươn lên vị trí quan trọng trong danh sách các nước sản xuất vắcxin trên thế giới. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất vắcxin tại Nhà máy sản xuất vắc xin POLLYVAC (Bộ Y tế). (Ảnh: Danh Lam/ TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 14Việt Nam là một trong các nước đang phát triển có mức tử vong bà mẹ, trẻ em giảm nhanh nhất trên thế giới. Trong ảnh: Nhân viên y tế của Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng chăm sóc trẻ sơ sinh mắc bệnh lý do sinh non, nhẹ cân. (Ảnh: Dương Ngọc/ TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 15Kíp phẫu thuật thực hiện ghép tạng Xuyên Việt của người hiến tạng chết não từ Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) ra Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), mang lại sự sống cho 2 bệnh nhân suy gan, suy tim giai đoạn cuối (2015). (Ảnh: TTXVN phát)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 16Nhiều kỹ thuật chuyên môn cao được thực hiện thành công tại nhiều bệnh viện trung ương như ghép tạng, nội soi, phẫu thuật bằng robot, chuyển giao một số kỹ thuật cho bệnh viện tuyến tỉnh, huyện... Trong ảnh: Kỹ thuật cắt tách dưới niêm mạc – thành tựu khoa học tiến bộ mới trong chẩn đoán, điều trị và tầm soát ung thư bệnh lý tiêu hóa của Trung tâm Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 17Nhiều kỹ thuật chuyên môn cao được thực hiện thành công tại nhiều bệnh viện trung ương như ghép tạng, nội soi, phẫu thuật bằng robot, chuyển giao một số kỹ thuật cho bệnh viện tuyến tỉnh, huyện... Trong ảnh: Kỹ thuật viên lập trình chi tiết trên RENALSSENCE phục vụ cho kỹ thuật phẫu thuật bằng Robot tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 18Sản xuất vắcxin uống phòng tả ở Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để cung cấp cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long phòng chống dịch (1999). (Ảnh: Hữu Oai/ TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 19Sự ra đời của trẻ bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại Việt Nam từ năm 1998 đến nay đã mở ra cơ hội mới cho hàng nghìn gia đình hiếm muộn, là một trong những thành tựu xuất sắc của nền y học Việt Nam. Trong ảnh: Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế - người trực tiếp phẫu thuật ca mang thai hộ đầu tiên tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương bế bé gái mới sinh (2016). (Ảnh: Dương Ngọc/ TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 20Sự ra đời của trẻ bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại Việt Nam từ năm 1998 đến nay đã mở ra cơ hội mới cho hàng nghìn gia đình hiếm muộn, là một trong những thành tựu xuất sắc của nền y học Việt Nam. Trong ảnh: GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế (áo xanh, bên phải) - người trực tiếp phẫu thuật ca mang thai hộ đầu tiên tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương cùng cha, mẹ của bé gái sơ sinh (2016). (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 21Việt Nam cũng được biết đến là quốc gia đang dần vươn lên vị trí quan trọng trong danh sách các nước sản xuất vắc xin trên thế giới. Trong ảnh: Vắcxin phối hợp Sởi – Rubella do Việt Nam sản xuất đã được thử nghiệm lâm sàng và được đánh giá là an toàn, hiệu quả cho người sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, phục vụ tiêm miễn phí cho trẻ em từ năm 2017. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 22Nhiều kỹ thuật chuyên môn cao được thực hiện thành công tại nhiều bệnh viện trung ương như ghép tạng, nội soi, phẫu thuật bằng robot, chuyển giao một số kỹ thuật cho bệnh viện tuyến tỉnh, huyện...Trong ảnh: Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm bệnh nhân Ly Chương Bình (Hà Giang) vừa được ghép phổi từ người sống. Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện ca ghép phổi từ người cho còn sống (2017). (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 23Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện đầu ngành khu vực phía Nam trong lĩnh vực sản-phụ khoa, là cơ sở công lập đầu tiên trong cả nước triển khai các kỹ thuật y học sinh sản hiện đại của thế giới trong chuẩn đoán và điều trị, trong đó nổi bật là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản - thụ tinh ống nghiệm, được ứng dụng từ năm 1997. Trong ảnh: Các bác sĩ Đơn vị hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Từ Dũ thực hiện quy trình thụ tinh trong ống nghiệm để tạo phôi. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 24Ngày 15/4/2017, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City tại Hà Nội ghép gan thành công từ người cho sống trong ca phẫu thuật kéo dài 13 tiếng, trở thành bệnh viện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam làm chủ được kỹ thuật khó nhất trong lĩnh vực ghép tạng. (Nguồn: TTXVN phát)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 25Năm 2011, ứng dụng kỹ thuật vi phẫu trong điều trị tổn thương bỏng sâu và tạo hình sẹo bỏng, khuyết hổng mất da của Viện Bỏng quốc gia đã được Bộ Y tế xếp là một trong 10 thành tựu y-dược học Việt Nam trong năm. (Nguồn: TTXVN phát)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 26Ngày 16/10/2018, Ngân hàng Mô đầu tiên của Việt Nam đã khai trương tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đây là địa chỉ tiếp nhận, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, cung ứng, trao đổi mô, nhằm mục đích khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học. Việt Nam đã làm chủ được các kỹ thuật ghép tạng quan trọng và thường gặp trong lâm sàng, như thận, tim, gan, tụy, phổi, tiến hành hơn 1.500 ca ghép mỗi năm với tỷ lệ thành công tương đương nhiều nước tiên tiến trên thế giới. (Nguồn: TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 27Năm 2018 kết thúc với một tin vui khi kỹ thuật phẫu thuật nội soi tuyến giáp một lỗ của Thạc sỹ, bác sỹ Phan Hoàng Hiệp (Trưởng khoa Điều trị kỹ thuật cao, Bệnh viện Nội tiết Trung ương), được bình chọn là một trong 10 thành tựu khoa học công nghệ xuất sắc nhất Việt Nam 2018. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 28Ca ghép 2 lá phổi cho bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. (Nguồn: TTXVN phát)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 29Năm 2018, lần đầu tiên các chuyên gia Việt Nam thực hiện ghép phổi thành công và tiến hành lấy đồng thời 6 tạng từ cùng một người cho chết não để ghép cho 5 bệnh nhân. Ngày 12/12/2018, kíp mổ với thành phần 100% các thầy thuốc của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công kỹ thuật ghép hai phổi từ người cho chết não. Đây cũng là lần đầu tiên, Việt Nam đã thực hiện lấy đồng thời 6 tạng để ghép từ cùng một người cho đa tạng chết não và đã tiến hành ghép 5 tạng cùng một thời điểm cho 4 bệnh nhân (1 tim, 2 phổi, 1 gan, 1 thận) và kết hợp điều phối xuyên Việt 1 thận cho bệnh nhi ở Thành phố Hồ Chí Minh. (Nguồn: TTXVN phát)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 30Nhiều kỹ thuật chuyên môn cao được thực hiện thành công tại nhiều bệnh viện trung ương như ghép tạng, nội soi, phẫu thuật bằng robot, chuyển giao một số kỹ thuật cho bệnh viện tuyến tỉnh, huyện...Trong ảnh: Một ca phẫu thuật khớp gối sử dụng robot tại bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 31Trong công tác phòng chống và điều trị bệnh nhân HIV/AIDS, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và ấn tượng, là điểm sáng trong khu vực. Trong ảnh: Bác sỹ Bệnh viện Nhân Ái (TP Hồ Chí Minh) thăm khám bệnh nhân AIDS. (Ảnh: Xuân Khu-TTXVN
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 32Nhiều kỹ thuật chuyên môn cao được thực hiện thành công tại nhiều bệnh viện trung ương như ghép tạng, nội soi, phẫu thuật bằng robot, chuyển giao một số kỹ thuật cho bệnh viện tuyến tỉnh, huyện...Trong ảnh: 2 phòng mổ chất lượng cao của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức được đầu tư Hệ thống chụp cắt lớp vi tính di động trong phòng mổ BodyTom và phòng mổ MỔ OR1 NEO với nhiều ưu điểm vượt trội (2020). (Ảnh: Dương Ngọc/ TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 33Lễ ra mắt Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị COVID-19 (Cục Quản lý khám, chữa bệnh). Trung tâm sẽ hỗ trợ trực tuyến từ xa cho các cơ sở khám chữa bệnh về công tác thu dung, chẩn đoán và điều trị bệnh nhân COVID-19; Với sự tham gia của đội ngũ chuyên gia hàng đầu về truyền nhiễm và các chuyên khoa: hô hấp, hồi sức tích cực, sản… tại tuyến Trung ương, thông qua bệnh án điện tử bao gồm các dữ liệu cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh…) và hội chẩn trực tuyến, sẽ trực tiếp hỗ trợ tuyến dưới chẩn đoán điều trị các ca bệnh COVID-19 đến tận y tế tuyến huyện trên cả nước (3/2020). (Ảnh: TTXVN phát)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 34Cuộc đại phẫu thuật tách cặp song sinh dính Trúc Nhi-Diệu Nhi là một thành công ngoạn mục của ca mỗ có độ khó và phức tạp có thể xếp trong top 10 trên thế giới về các cặp song sinh dính tương tự. Trong ảnh: Các bác sỹ đang phẫu thuật tách rời hai bệnh nhi song sinh dính nhau Trúc Nhi-Diệu Nhi (15/7/2020). (Ảnh: TTXVN phát)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 35Kíp phẫu thuật của Viện Quân y 103 thực hiện thành công ca ghép phổi đầu tiên từ người sống (2017). (Ảnh: Dương Ngọc/ TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 36Ngày 7/2/2020, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương công bố đã nuôi cấy và phân lập thành công chủng virus Corona chủng mới (nCoV) gây dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19), tạo điều kiện cho việc xét nghiệm các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm nCoV. Đây là tiền đề cho việc nghiên cứu và phát triển vaccine phòng, chống loại virus này trong tương lai. (Nguồn: TTXVN phát)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 37Việt Nam cũng được biết đến là quốc gia đang dần vươn lên vị trí quan trọng trong danh sách các nước sản xuất vắc xin trên thế giới. Trong ảnh: Vắcxin phối hợp Sởi-Rubella do Việt Nam sản xuất đã được thử nghiệm lâm sàng và được đánh giá là an toàn, hiệu quả cho người sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, phục vụ tiêm miễn phí cho trẻ em từ năm 2017. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 38Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia đầu tiên phân lập thành công virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2). Trong ảnh: Thực hiện phân lập virus Corona chủng mới của nhóm khoa học nữ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
[Photo] Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển y học thế giới ảnh 39Việt Nam nỗ lực đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, thử nghiệm vắcxin ngừa COVID-19. Trong ảnh: Nhân viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Vắcxin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) thử nghiệm định lượng Protein trong vắcxin ngừa COVID-19. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục