Phụ nữ ham săn bắn

Phụ nữ Đức qua mặt đàn ông về khoản... săn bắn

Ngày càng có nhiều phụ nữ Đức tham gia săn bắn, thú chơi từng là đặc quyền của đàn ông. Thậm chí họ còn giỏi hơn các đấng mày râu.
HTML clipboard Trong làn gió lạnh đang thổi ràn rạt, Johanna Hofmann khẽ vuốt tóc loà xoà vương trên gương mặt khi cô theo dõi và lắng nghe tiếng động, khẩu súng trường nắm chắc trong tay. Mặc chiếc áo khoác chống nước màu xanh, quần jeans, trùm khăn đội đầu và đi ủng cao su, Hofmann, 31 tuổi, là một trong số ngày càng tăng những người phụ nữ dấn thân vào nghề thợ săn ở Đức. Cô cho biết mọi con thú, dù là lợn rừng, cáo, nai, thỏ hay chim, đều tạo nên những tiếng động khác nhau trong rừng. Khi phát hiện ra một mục tiêu tiềm năng, cô sẽ cầm súng, ngắm bắn và nín thở. "Tôi cố giữ im loặng hoàn toàn, điềm tĩnh và tập trung, cố thở nhẹ nhàng vì tôi khá phấn khích. Và tôi sẽ luôn chắc chắn rằng sẽ an toàn khi xiết có và đó sẽ là phát bắn tốt" - cô nói. Đôi khuyên tai màu hồng, xỏ mũi, trang điểm nhẹ và móng tay cũng được trang điểm cẩn thận là những chi tiết đối lập với khẩu súng săn nặng 3,5kg mà cô mang trên vai, một vũ khí đã cao gần bằng với người cô. Giống nhiều phụ nữ, Hofmann - người đã đi săn trong 5 năm qua, nói rằng một trong những điểm thu hút của hoạt động này là cô có cơ hội được chuấn luyện và đi săn cùng chú cún cưng Anka, một con chó săn lông ngắn gốc Đức. Theo Hiệp hội săn bắn Đức, nước này đã chứng kiến lượng phụ nữ tham gia săn bắn tăng 10 lần trong vòng 15 năm qua, báo trước sự sụp đổ của một pháo đài khác do nam giới thống trị. "15 năm trước, chúng tôi chỉ có chừng 1% thợ săn là nữ giới ở Đức. Ngày nay, tỉ lệ này là 10% thợ săn nữ, với khoảng 35.000 người," phát ngôn viên Torsten Reinwald cho AFP biết. Ông nói rằng phụ nữ hiện chỉ chiếm dưới 1/4 những người thi lấy bằng thợ săn ở Đức. Phụ nữ thích săn bắn bởi họ muốn ăn thịt tươi săn được, vốn được xem là tốt hơn các loại thịt bán ở cửa hàng. Ngoài ra phụ nữ cũng thích rời khỏi thành phố để trở về với thiên nhiên. Bảo tồn tự nhiên là một lý do khác thu hút phụ nữ tới môn này, ông nói, cho biết thêm rằng theo luật, các vùng đất được sử dụng cho hoạt động nông nghiệp, ngư nghiệp hoặc lâm nghiệp ở Đức phải tổ chức việc săn bắn để ngăn bệnh tật phát sinh, do quy mô dân số các loài thú hoang quá đông. Tránh xa thịt siêu thị Với một con dao mang theo trong túi khoác ở vai, Hofmann sẽ cắt bỏ nội tạng của bất kỳ con thú gì cô săn được tại một cánh rừng ở gần thị trấn Nauen, cách phía Tây Berlin 40km, trước khi đưa chúng lên cân, thông báo cho phòng quản lý rừng, trả tiền thịt và đưa nó về nhà. Cô nấu và ăn mọi con vật săn được và luôn tránh xa thịt siêu thị. Bữa ăn tối trong đêm Giáng sinh của cô trong năm nay là một con nai. Tự tay Hofmann đã xẻ thịt và nấu nướng, điều mà cô cho là mang đến "ý nghĩa thực sự" cho bữa ăn. "Rất nhiều người ăn thịt từ siêu thị và họ thậm chí chẳng buồn hỏi nguồn gốc của thịt, trong khi lại nói thợ săn chúng tôi là những kẻ sát sinh. Thật là nghịch lý," cô nói. Đã có thời gian nghiên cứu ngành lâm nghiệp, Hofman làm việc trong vai trò cố vấn ở Hiệp hội săn bắn và trừ phi trời mưa to, cô thường đi săn một lần mỗi tuần cùng bạn trai, người cô gặp tại một hội thảo liên quan tới chủ đề sinh vật trong các cuộc đi săn. Nathalie Bunke, 46 tuổi, một bà mẹ 3 con, đã vượt qua kỳ thi lấy bằng thợ săn cách nay 10 năm trước, sau khi dành 2 buổi tối một tuần, kéo dài ròng rã 6 tháng trời, để ôn luyện. Khi đó, 2 đứa con lớn của bà mới chỉ 2 và 4 tuổi. "Săn bắn thật khó khăn, nhưng cũng rất thú vị" - bà nói - "Bản thân tôi muốn được đi săn và tôi thấy nó rất tuyệt vời. Tôi đã thi trượt bằng lần đầu, nhưng tôi đã quyết tâm thi lại" . Sau khi động viên ông xã tham gia, cặp vợ chồng người Berlin này đã thường vào rừng cùng nhau và thậm chí còn đưa cả 3 đứa con, với đứa trẻ nhất giờ 6 tuổi, đi cùng. Đôi mắt bà sáng lên, khi bà mô tả lại cảm giác hồi hộp và ngạc nhiên khi thấy một con cú bay qua, về những lúc ngắm mặt trời lên, về việc phải cố giảm tiếng động, về mùi vị của thiên nhiên và cảm giác thanh bình, hay lúc vui sướng tận hưởng khoảnh khắc mà không một ai khác có thể cảm nhận được. "Ngay cả khi bạn ngồi trong chòi canh của thợ săn và không có con thú nào xuất hiện xung quanh, chuyện vẫn xảy ra khá nhiều, bạn vẫn có thể thấy một con bọ cánh cứng hoặc một con nhện đẹp đẽ chạy qua, và thường thì tôi có mang theo máy ảnh bên mình" -Bunke nói. “Người phụ nữ mang súng” Cổ đeo xương của một con hoẵng đực từng bị bản thân bắn hạ, Bunke cho biết bà giờ còn sử dụng lông và các bộ phận của một con thú để bán đồ trang sức và vật liệu dạy học. Bà còn tình nguyện giúp huấn luyện các thợ săn khác. Cả hai người phụ nữ đã đề nhấn việc việc phải thể hiện sự tôn trọng con thú bị giết chết. Họ nói dù sao đó cũng là việc giết chóc.
Phụ nữ Đức qua mặt đàn ông về khoản... săn bắn ảnh 1
Phu nữ đi săn thận trọng và cảnh giác hơn (Nguồn: AFP)

"Với tôi, điều quan trọng là phải thể hiện sự tôn trọng và cảm thông với con thú" - Hofmann, người cũng sống ở thủ đô của Đức, cho biết. Cả 2 đều thấy những sự khác biệt trong hướng tiếp cận của đàn ông và phụ nữ trong việc săn bắn. Đàn ông có xu hướng đi săn để lấy thành tích và thường hiểu biết khá rõ về các loại súng" - Hofmann nói. "Phụ nữ đi săn thì thận trọng hơn, cảnh giác hơn và họ không bắn một cách vội vã," Bunke nói. Trong khi phụ nữ không bao giờ bị cấm săn bắn, cách đây 40 năm họ đã từng bị chế nhạo là "Flintenweib" (dịch thô có nghĩa người phụ nữ mang súng), Reinwald nói. Giờ các sự kiện săn bắn dành riêng cho nữ đã được tổ chức ở bang Bắc Rhine-Westphalia, ông cho biết và nói thêm rằng nhiều người phụ nữ ông quen bắn chuẩn hơn đồng nghiệp nam giới. "Tôi nghĩ một số phụ nữ một khi đã quyết định trở thành thợ săn và cảm thấy họ còn giỏi hơn cả nam giới, thì đôi khi chuyện xảy ra đúng như vậy" - ông nói. Hofmann thừa nhận săn bắn vẫn là sân chơi của riêng nam giới, nhưng cho biết cô đã được chào đón và chấp nhận. Cô kể rằng mình là người phụ nữ duy nhất trong 6 người tham gia một khoá huấn luyện chó săn và bị người ta gọi là "nhóc con." "Nhưng cuối cùng thì chỉ có tôi vượt qua khoá huấn luyện, còn 5 vị kia thì trượt thẳng cẳng" - cô cười lớn khi nhớ lại./.
Gia Bảo (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục