Một báo cáo, do Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng châu Á-Thái Bình Dương thực hiện, đã cảnh báo sự phụ thuộc ngày càng tăng vào dầu mỏ nhập khẩu là một nguy cơ lớn đối với sự ổn định kinh tế và an ninh năng lượng của khu vực diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Báo cáo dự đoán châu Á-Thái Bình Dương sẽ nhập khẩu 44% nhu cầu cơ bản về dầu mỏ vào năm 2035, tăng so với mức 36% năm 2010.
Sản lượng dầu mỏ của châu Á-Thái Bình Dương tăng chỉ chút ít kể từ năm 1990, không thấm vào đâu so với mức tăng mạnh về nhu cầu dầu mỏ.
Nguồn cung dầu mỏ có thể bị phá vỡ do các sự kiện chính trị ở Trung Đông, châu Phi với sản lượng dầu mỏ cũng phụ thuộc vào khả năng đầu tư vào hoạt động khai thác và sản xuất của các công ty dầu mỏ ở những khu vực này.
Theo báo cáo trên, "khối lượng dầu mỏ cần được vận chuyển trên một quãng đường dài ngày càng tăng, nhất là từ khu vực Trung Đông và châu Phi, tạo thêm nguy cơ an ninh, vì vậy sự biến động về giá dầu tiếp tục diễn ra sẽ là một điều gần như chắc chắn, và hiện có những rủi ro lớn về sự gián đoạn nguồn cung có thể đe doạ tới sự ổn định của các nền kinh tế APEC và thế giới."
APEC gồm 21 nền kinh tế thành viên có vị trí địa lý ở vành đai Thái Bình Dương, chiếm gần 50% giá trị thương mại thế giới và hơn 50% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thế giới./.
Báo cáo dự đoán châu Á-Thái Bình Dương sẽ nhập khẩu 44% nhu cầu cơ bản về dầu mỏ vào năm 2035, tăng so với mức 36% năm 2010.
Sản lượng dầu mỏ của châu Á-Thái Bình Dương tăng chỉ chút ít kể từ năm 1990, không thấm vào đâu so với mức tăng mạnh về nhu cầu dầu mỏ.
Nguồn cung dầu mỏ có thể bị phá vỡ do các sự kiện chính trị ở Trung Đông, châu Phi với sản lượng dầu mỏ cũng phụ thuộc vào khả năng đầu tư vào hoạt động khai thác và sản xuất của các công ty dầu mỏ ở những khu vực này.
Theo báo cáo trên, "khối lượng dầu mỏ cần được vận chuyển trên một quãng đường dài ngày càng tăng, nhất là từ khu vực Trung Đông và châu Phi, tạo thêm nguy cơ an ninh, vì vậy sự biến động về giá dầu tiếp tục diễn ra sẽ là một điều gần như chắc chắn, và hiện có những rủi ro lớn về sự gián đoạn nguồn cung có thể đe doạ tới sự ổn định của các nền kinh tế APEC và thế giới."
APEC gồm 21 nền kinh tế thành viên có vị trí địa lý ở vành đai Thái Bình Dương, chiếm gần 50% giá trị thương mại thế giới và hơn 50% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thế giới./.
Anh Quân (TTXVN)