Ông Pranab Mukherjee , Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ đã được tờ báo ra hàng ngày “ Các thị trường đang nổi lên” của Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Tền tệ Quốc tế (IMF) chọn tặng giải thưởng Bộ trưởng tài chính xuất sắc nhất trong năm của châu Á .
Giải thưởng này được lựa chọn trên cơ sở đề cử của các nhà kinh tế, các nhà nghiên cứu, ngân hàng, đầu tư và các chuyên gia ở cả khu vực nhà nước và tư nhân.
Trong tuyên bố chính thức ngày 11/10 tại New Delhi, Chính phủ Ấn Độ nhấn mạnh giải thưởng trên thể hiện sự tin tưởng vững chắc của các nhà đầu tư then chốt trong nước cũng như nước ngoài vào hiệu quả của các cải cách giá nhiên liệu, sự minh bạch trong lĩnh vực tài chính và chiến lược tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ do bộ trưởng Pranab Mukherjee khởi xướng thực hiện.
Cũng theo báo Các thị trường đang nổi lên, ông Mukherjee còn xứng đáng được coi là một trong những bộ trưởng tài chính xuất sắc nhất thế giới năm 1984.
Báo chí Ấn Độ đã từng viết nhiều về ông Mukherjee, được coi là nhân vất số hai trong Chính phủ Ấn Độ hiện nay với nhiều phẩm chất quý báu của một nhà lãnh đạo như giỏi chuyên môn, quyết đoán, trong sạch và hết mình vì công việc.
Trong một lần trả lời phỏng vấn của báo The Times of India hồi tháng 5, khi dư luận Ấn Độ bùng nổ tranh luận về dự thảo ngân sách tài khoá 2010-2011, ông Mukherjee cho biết ông luôn làm việc quần quật như một nông dân thực sự và chỉ ngủ mỗi ngày năm giờ.
Bất chấp phản đối của nhiều đảng đối lập, các chuyên gia kinh tế, tài chính Ấn Độ cho rằng dự thảo ngân sách do ông Mukherjee chủ trương là lựa chọn hầu như tối ưu để nước này sớm thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu và lấy lại đà tăng trưởng cao trong bốn năm liên tiếp trước khủng hoảng năm 2008.
Ấn Độ đã đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,4% trong tài khóa 2008-2009, và theo dự báo của IMF tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ sẽ ở mức 9,7% trong năm 2010 và 8,4% năm 2011.
Đây là sự minh chứng cho nhận định trước đó của các chuyên gia về tài hoạch định chính sách và chiến lược tài chính-tiền tệ của người đứng đầu bộ Tài chính Ấn Độ.
Ngoài ra, ở Ấn Độ ông Mukherjee còn nổi tiếng là một người có trí nhớ siêu việt như một bộ "bách khoa toàn thư sống"./.
Giải thưởng này được lựa chọn trên cơ sở đề cử của các nhà kinh tế, các nhà nghiên cứu, ngân hàng, đầu tư và các chuyên gia ở cả khu vực nhà nước và tư nhân.
Trong tuyên bố chính thức ngày 11/10 tại New Delhi, Chính phủ Ấn Độ nhấn mạnh giải thưởng trên thể hiện sự tin tưởng vững chắc của các nhà đầu tư then chốt trong nước cũng như nước ngoài vào hiệu quả của các cải cách giá nhiên liệu, sự minh bạch trong lĩnh vực tài chính và chiến lược tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ do bộ trưởng Pranab Mukherjee khởi xướng thực hiện.
Cũng theo báo Các thị trường đang nổi lên, ông Mukherjee còn xứng đáng được coi là một trong những bộ trưởng tài chính xuất sắc nhất thế giới năm 1984.
Báo chí Ấn Độ đã từng viết nhiều về ông Mukherjee, được coi là nhân vất số hai trong Chính phủ Ấn Độ hiện nay với nhiều phẩm chất quý báu của một nhà lãnh đạo như giỏi chuyên môn, quyết đoán, trong sạch và hết mình vì công việc.
Trong một lần trả lời phỏng vấn của báo The Times of India hồi tháng 5, khi dư luận Ấn Độ bùng nổ tranh luận về dự thảo ngân sách tài khoá 2010-2011, ông Mukherjee cho biết ông luôn làm việc quần quật như một nông dân thực sự và chỉ ngủ mỗi ngày năm giờ.
Bất chấp phản đối của nhiều đảng đối lập, các chuyên gia kinh tế, tài chính Ấn Độ cho rằng dự thảo ngân sách do ông Mukherjee chủ trương là lựa chọn hầu như tối ưu để nước này sớm thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu và lấy lại đà tăng trưởng cao trong bốn năm liên tiếp trước khủng hoảng năm 2008.
Ấn Độ đã đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,4% trong tài khóa 2008-2009, và theo dự báo của IMF tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ sẽ ở mức 9,7% trong năm 2010 và 8,4% năm 2011.
Đây là sự minh chứng cho nhận định trước đó của các chuyên gia về tài hoạch định chính sách và chiến lược tài chính-tiền tệ của người đứng đầu bộ Tài chính Ấn Độ.
Ngoài ra, ở Ấn Độ ông Mukherjee còn nổi tiếng là một người có trí nhớ siêu việt như một bộ "bách khoa toàn thư sống"./.
Phạm Thảo/New Delhi (Vietnam+)