Theo nhà kinh tế trưởng Bruce Kasman của J.P Morgan, đợt nới lỏng định lượng lần 3 (QE3) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có tác động khá khiêm tốn đối với cả kinh tế Mỹ cũng như kinh tế toàn cầu.
Ông Kasman cho rằng QE3 gây sức ép giảm giá nhất định đối với đồng USD, có thể làm tăng nhẹ các dự báo về lạm phát và tác động vừa phải đối với nhu cầu ở Mỹ.
Ông nói chính sách tiền tệ nới lỏng không phải là biện pháp có thể bổ trợ đáng kể cho nền kinh tế. QE3 sẽ không phải là yếu tố quyết định đối với triển vọng của kinh tế Mỹ cũng như Trung Quốc trong năm tới.
Nhà kinh tế này chỉ ra rằng không như QE1 và QE2, QE3 cho thấy sự mạnh tay hơn của FED, khi ngân hàng này đang có sự điều chuyển trong chính sách tiền tệ, thay vì tập trung nhiều hơn vào việc duy trì lãi suất thấp.
Tại cuộc họp chính sách vào tháng Chín, FED đã thông báo sẽ tiến hành QE3, chương trình mua trái phiếu không hạn chế nhằm mục đích bơm 40 tỷ USD mỗi tháng vào nền kinh tế và duy trì mức lãi suất "siêu thấp" đến ít nhất là giữa năm 2015, kéo dài nửa năm so với kế hoạch ban đầu.
Những hy vọng cho kinh tế Mỹ đang được đặt vào lĩnh vực tư nhân, với khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt trên 3%.
Tuy nhiên, khi nước Mỹ đang đối mặt với cái gọi là "vách đá tài chính" vào đầu năm tới, tức việc tự động cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ và tăng thuế, kinh tế nước này có thể chỉ tăng trưởng khoảng 2%.
Trong thời điểm chỉ còn hai tuần nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống, vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất với Mỹ sẽ là bằng cách nào có thể phá vỡ thế bế tắc tài chính hiện nay.
Giải pháp nhất có thể là phần lớn các chính sách hiện nay sẽ được tiếp tục, đặc biệt là việc cắt giảm thuế đã được thực hiện từ thời ông George Bush.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn đứng trước trở ngại lớn về tài chính trong năm 2013, dù trở ngại này không đe dọa đà phục hồi của nền kinh tế.
Cải cách thuế vẫn là chủ đề gây tranh cãi trong vấn đề chính sách vào năm tới.
Ngoài ra, ông Kasman nhận định thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ tiếp tục phát triển và nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc sẽ tăng như vẫn thấy từ trước tới nay.
Về tình trạng giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, ông nói những điều chỉnh trong dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này không còn khiến giới đầu tư lo ngại khi kinh tế nước này đã chạm đáy./.
Ông Kasman cho rằng QE3 gây sức ép giảm giá nhất định đối với đồng USD, có thể làm tăng nhẹ các dự báo về lạm phát và tác động vừa phải đối với nhu cầu ở Mỹ.
Ông nói chính sách tiền tệ nới lỏng không phải là biện pháp có thể bổ trợ đáng kể cho nền kinh tế. QE3 sẽ không phải là yếu tố quyết định đối với triển vọng của kinh tế Mỹ cũng như Trung Quốc trong năm tới.
Nhà kinh tế này chỉ ra rằng không như QE1 và QE2, QE3 cho thấy sự mạnh tay hơn của FED, khi ngân hàng này đang có sự điều chuyển trong chính sách tiền tệ, thay vì tập trung nhiều hơn vào việc duy trì lãi suất thấp.
Tại cuộc họp chính sách vào tháng Chín, FED đã thông báo sẽ tiến hành QE3, chương trình mua trái phiếu không hạn chế nhằm mục đích bơm 40 tỷ USD mỗi tháng vào nền kinh tế và duy trì mức lãi suất "siêu thấp" đến ít nhất là giữa năm 2015, kéo dài nửa năm so với kế hoạch ban đầu.
Những hy vọng cho kinh tế Mỹ đang được đặt vào lĩnh vực tư nhân, với khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt trên 3%.
Tuy nhiên, khi nước Mỹ đang đối mặt với cái gọi là "vách đá tài chính" vào đầu năm tới, tức việc tự động cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ và tăng thuế, kinh tế nước này có thể chỉ tăng trưởng khoảng 2%.
Trong thời điểm chỉ còn hai tuần nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống, vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất với Mỹ sẽ là bằng cách nào có thể phá vỡ thế bế tắc tài chính hiện nay.
Giải pháp nhất có thể là phần lớn các chính sách hiện nay sẽ được tiếp tục, đặc biệt là việc cắt giảm thuế đã được thực hiện từ thời ông George Bush.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn đứng trước trở ngại lớn về tài chính trong năm 2013, dù trở ngại này không đe dọa đà phục hồi của nền kinh tế.
Cải cách thuế vẫn là chủ đề gây tranh cãi trong vấn đề chính sách vào năm tới.
Ngoài ra, ông Kasman nhận định thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ tiếp tục phát triển và nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc sẽ tăng như vẫn thấy từ trước tới nay.
Về tình trạng giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, ông nói những điều chỉnh trong dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này không còn khiến giới đầu tư lo ngại khi kinh tế nước này đã chạm đáy./.
Lê Minh (TTXVN)