QH Indonesia thông qua ngân sách nhà nước 2014

Dự thảo ngân sách nhà nước đã thiết lập các chỉ tiêu cho nền kinh tế Indonesia năm 2014, với tốc độ tăng trưởng 6%, tỷ lệ lạm phát 5%.
Quốc hội Indonesia (DPR) trong phiên họp toàn thể ngày 25/10 đã thông quangân sách nhà nước năm 2014.

Phó Chủ tịch DPR Sohibul Iman cho biết tất cả các phái trong DPR đều đã đồngý với dự thảo Kế hoạch ngân sách nhà nước năm 2014 của Chính phủ Indonesia.

Kế hoạch trên đã thiết lập các chỉ tiêu cho nền kinh tế đất nước trong nămtới, với tốc độ tăng trưởng 6%, tỷ lệ lạm phát 5%, tý giá giữa đồng nội tệrupiah và đồng đôla là 10.5000 Rp/USD, lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 3tháng là 5,5%.

Trình bày dự thảo Kế hoạch ngân sách nhà nước năm 2014 trước Quốc hội, Bộtrưởng Tài chính Indonesia Chatib Basri đã giải thích rằng mặc dù chính phủ đangphấn đấu để đạt được tăng trưởng tối đa, song tốc độ tăng trưởng 6% là mức hợplý và khả thi nhất trong bối cảnh rủi ro kinh tế toàn cầu hiện nay.

Trong kế hoạch ngân sách năm 2014, thu ngân sách được thiết lập ở mức1.667.100 tỷ Rp, chi ngân sách 1.842.500 tỷ Rp, thâm hụt ngân sách 175.400 tỷRP, tương đương 0,69% Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP).

Chính phủ Indonesia sẽ tiếp tục duy trì chính sách trợ giá năng lượng trongnăm 2014 , ở mức 282.100 tỷ Rp, trong đó dành 210.700 tỷ RP cho nhiên liệu vớikhối lượng xăng dầu quy đổi là 48 triệu kilôlít và và 71.400 tỷ Rp cho điện.

Đáng chú ý giáo dục là một trong những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trongKế hoạch ngân sách của Indonesia năm 2014, khi được cấp tới 368.800 tỷ Rp, tươngđương 20,2% tổng chi tiêu nhà nước./.

Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Đồng USD. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Đồng USD "trầm lắng" trước sức ép đa chiều

Đồng USD chịu sức ép và dao động gần mức thấp nhất trong 5 tháng so với các đồng tiền chủ chốt khác, giữa những chính sách thương mại khó đoán của Tổng thống Mỹ và dữ liệu kinh tế ảm đạm.

Tiền kỹ thuật số. Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)

Bước đi quan trọng trong quản lý rủi ro tài sản số

Trước bối cảnh thị trường tài sản số phát triển mạnh mẽ, việc thí điểm sàn giao dịch tiền kỹ thuật số ở Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là một bước đi quan trọng trong quản lý rủi ro tài sản số.