Tăng trưởng cao liên tục trong ba thập kỷ đã giúp Trung Quốc có được sức mạnh kinh tế không thể phủ nhận, song mặt trái của nó là những vấn đề kinh tế-xã hội nổi cộm mà chuyên gia John Chan gọi là "quả bom nổ chậm" trong lòng xã hội Trung Quốc.
Ông đã phân tích khá sâu những điểm yếu của "người khổng lồ kinh tế chân đất sét" Trung Quốc trên tạp chí Mondialisation.
Theo bài phân tích, mức tăng trưởng cao đã giúp Trung Quốc không bị rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tồi tệ nhất kể từ thập kỷ 30 của thế kỷ 20. Tuy nhiên, những gì mà Trung Quốc huy động để tránh suy thoái như tín dụng lãi suất thấp và các kế hoạch tái khởi động khổng lồ đã kéo theo những khoản nợ xấu có nguy cơ gây ra tình trạng bất ổn tài chính và kinh tế ở Trung Quốc cũng như trên toàn cầu. Những món nợ này tập trung ở các chính quyền địa phương đã vay quá nhiều để đầu tư vào bất động sản và cơ sở hạ tầng.
Con số thống kê mới nhất do Cục kiểm toán quốc gia của Trung Quốc (NAO) công bố cuối tháng 6/2011 cho thấy tổng số nợ địa phương đã lên tới con số đáng giật mình là 10,7 nghìn tỷ Nhân dân tệ (1,65 nghìn tỷ USD), chiếm gần 27% GDP năm 2010 của nước này.
Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's cho rằng tổng số nợ thực tế còn cao hơn con số do NAO công bố khoảng 540 tỷ USD, nếu tính cả các khoản vay rủi ro chiếm khoảng 8-12% tổng số nợ.
Moody's cảnh báo nếu không có kế hoạch kiểm soát số nợ của chính quyền địa phương, các ngân hàng Trung Quốc có thể bị xếp hạng âm.
Victor Shih, chuyên gia về nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc, khẳng định tổng số nợ có thể còn cao hơn nữa, vào khoảng 15,4-20,1 nghìn tỷ Nhân dân tệ, chiếm 40-50% GDP năm 2010. Hơn nữa, phần lớn các chính quyền địa phương vay tiền đều không có khả năng trả lãi suất đối với các khoản vay.
Chi tiêu quá nhiều ở địa phương đã thúc đẩy đầu cơ sở hữu, đẩy giá bất động sản tăng cao, khiến một số lượng khổng lồ nhà ở không bán được. Trong thập kỷ trước, giá bất động sản tại trung tâm tăng trưởng là Thượng Hải đã tăng gần gấp bốn lần, trong khi ở Canton tăng gấp ba.
Trong một báo cáo công bố năm nay, ngân hàng đầu tư Credit Suisse nhận định Vũ Hán là một trong 10 thành phố lớn nên tránh vì phải mất 8 năm thành phố này mới bán được hết số nhà ở.
Cuộc khủng hoảng nợ của các chính quyền địa phương là hậu quả trực tiếp của các giải pháp đối phó với cơn bão tài chính toàn cầu năm 2008 của Bắc Kinh. Các thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc (Mỹ, châu Âu và Nhật Bản) đột nhiên chững lại đã khiến các doanh nghiệp phải cắt giảm 23 triệu việc làm.
Lo sợ bạo loạn xã hội nổ ra, Bắc Kinh đưa ra chương trình tái khởi động trị giá 4.000 tỷ Nhân dân tệ để duy trì tăng trưởng kinh tế, song chỉ giải ngân được 1.200 tỷ Nhân dân tệ, số còn lại giao cho chính quyền địa phương các cấp và doanh nghiệp Nhà nước. Đó là lý do tại sao các địa phương lại vay mượn quá mức. Do không có quyền trực tiếp phát hành trái phiếu nên các chính quyền địa phương phải thành lập doanh nghiệp đầu tư để vay tiền của ngân hàng Nhà nước. Tiền không được đầu tư vào bệnh viện và trường học, mặc dù nhu cầu là rất cấp thiết, mà được rót vào các dự án bất động sản và hạ tầng. Bắc Kinh lại khuyến khích cách làm đó khi thăng chức cho quan chức trên cơ sở con số thống kê tăng trưởng của địa phương.
Tình hình nợ của chính quyền địa phương làm xấu đi nghiêm trọng hình ảnh của nền tài chính công Trung Quốc. Nợ công của nước này hiện gần 20% GDP, vẫn thấp hơn nhiều so với Mỹ và châu Âu.
Tuy nhiên, như nhận định của nhà nghiên cứu Mỹ Minxin Pei trong một bài báo mới đây nhan đề "Món nợ của Trung Quốc: Quả bom nổ chậm," một khi tính tới số nợ của các chính quyền địa phương và các khoản nợ khác, nợ công của Trung Quốc sẽ lên tới 70-80% GDP.
Việc Bắc Kinh thắt chặt tín dụng sẽ làm khó cho chính quyền địa phương trong việc tái tài trợ các khoản vay mà một nửa trong số này sẽ phải hoàn trả trong hai năm tới. Nợ xấu của doanh nghiệp đầu tư thuộc chính quyền địa phương được dự báo sẽ tăng thêm 460 tỷ USD trong những năm tới. Nếu chính quyền trung ương ở Bắc Kinh buộc phải cứu vớt các chính quyền địa phương và ngân hàng thì tăng trưởng kinh tế, vốn đang chậm lại, sẽ tụt dốc thảm hại hơn nữa.
Trong hai thập kỷ trước, mức tăng trưởng cao đã đưa nền kinh tế Trung Quốc từ hàng thứ 10 vọt lên đứng thứ hai thế giới.
Theo báo cáo tháng 4/2011 của Viện khoa học xã hội Trung Quốc, nước này đã đóng góp hơn 30% vào tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2010. Với sự trì trệ ở Mỹ, Nhật Bản và châu Âu, mọi sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế toàn cầu. Các nước như Ôxtrâylia và Braxin sẽ nằm trong số các thị trường bị ảnh hưởng trước tiên.
Ở Trung Quốc, chi phí cứu trợ các chính quyền địa phương và ngân hàng, bằng cách này hay cách khác, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến người lao động, từ đó sẽ làm gia tăng căng thẳng xã hội hơn nữa.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998, Bắc Kinh đã buộc phải củng cố hệ thống ngân hàng bằng cách trực tiếp kiểm soát 335 tỷ USD nợ xấu của các ngân hàng lớn của Nhà nước. Để có tiền chi cho việc cứu trợ, chính phủ đã phải tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước, khiến hơn 20 triệu việc làm bị mất, nhà ở được Nhà nước tài trợ bị xóa bỏ và hệ thống "người sử dụng trả tiền" về y tế và giáo dục được thiết lập, từ đó làm tăng gánh nặng cho công nhân.
Cuộc khủng hoảng nợ hiện nay ở Trung Quốc là đáng lo ngại. Mọi sự chững lại của nền kinh tế sẽ nhanh chóng làm cho nạn thất nghiệp gia tăng, trong lúc giá cả tăng mạnh, với chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 6,4%, mức tăng cao nhất trong 3 năm. Điều này sẽ khiến cho cuộc sống của người lao động trở nên khó khăn và trong bối cảnh đó, nguy cơ bất ổn xã hội là không nhỏ./.
Ông đã phân tích khá sâu những điểm yếu của "người khổng lồ kinh tế chân đất sét" Trung Quốc trên tạp chí Mondialisation.
Theo bài phân tích, mức tăng trưởng cao đã giúp Trung Quốc không bị rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tồi tệ nhất kể từ thập kỷ 30 của thế kỷ 20. Tuy nhiên, những gì mà Trung Quốc huy động để tránh suy thoái như tín dụng lãi suất thấp và các kế hoạch tái khởi động khổng lồ đã kéo theo những khoản nợ xấu có nguy cơ gây ra tình trạng bất ổn tài chính và kinh tế ở Trung Quốc cũng như trên toàn cầu. Những món nợ này tập trung ở các chính quyền địa phương đã vay quá nhiều để đầu tư vào bất động sản và cơ sở hạ tầng.
Con số thống kê mới nhất do Cục kiểm toán quốc gia của Trung Quốc (NAO) công bố cuối tháng 6/2011 cho thấy tổng số nợ địa phương đã lên tới con số đáng giật mình là 10,7 nghìn tỷ Nhân dân tệ (1,65 nghìn tỷ USD), chiếm gần 27% GDP năm 2010 của nước này.
Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's cho rằng tổng số nợ thực tế còn cao hơn con số do NAO công bố khoảng 540 tỷ USD, nếu tính cả các khoản vay rủi ro chiếm khoảng 8-12% tổng số nợ.
Moody's cảnh báo nếu không có kế hoạch kiểm soát số nợ của chính quyền địa phương, các ngân hàng Trung Quốc có thể bị xếp hạng âm.
Victor Shih, chuyên gia về nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc, khẳng định tổng số nợ có thể còn cao hơn nữa, vào khoảng 15,4-20,1 nghìn tỷ Nhân dân tệ, chiếm 40-50% GDP năm 2010. Hơn nữa, phần lớn các chính quyền địa phương vay tiền đều không có khả năng trả lãi suất đối với các khoản vay.
Chi tiêu quá nhiều ở địa phương đã thúc đẩy đầu cơ sở hữu, đẩy giá bất động sản tăng cao, khiến một số lượng khổng lồ nhà ở không bán được. Trong thập kỷ trước, giá bất động sản tại trung tâm tăng trưởng là Thượng Hải đã tăng gần gấp bốn lần, trong khi ở Canton tăng gấp ba.
Trong một báo cáo công bố năm nay, ngân hàng đầu tư Credit Suisse nhận định Vũ Hán là một trong 10 thành phố lớn nên tránh vì phải mất 8 năm thành phố này mới bán được hết số nhà ở.
Cuộc khủng hoảng nợ của các chính quyền địa phương là hậu quả trực tiếp của các giải pháp đối phó với cơn bão tài chính toàn cầu năm 2008 của Bắc Kinh. Các thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc (Mỹ, châu Âu và Nhật Bản) đột nhiên chững lại đã khiến các doanh nghiệp phải cắt giảm 23 triệu việc làm.
Lo sợ bạo loạn xã hội nổ ra, Bắc Kinh đưa ra chương trình tái khởi động trị giá 4.000 tỷ Nhân dân tệ để duy trì tăng trưởng kinh tế, song chỉ giải ngân được 1.200 tỷ Nhân dân tệ, số còn lại giao cho chính quyền địa phương các cấp và doanh nghiệp Nhà nước. Đó là lý do tại sao các địa phương lại vay mượn quá mức. Do không có quyền trực tiếp phát hành trái phiếu nên các chính quyền địa phương phải thành lập doanh nghiệp đầu tư để vay tiền của ngân hàng Nhà nước. Tiền không được đầu tư vào bệnh viện và trường học, mặc dù nhu cầu là rất cấp thiết, mà được rót vào các dự án bất động sản và hạ tầng. Bắc Kinh lại khuyến khích cách làm đó khi thăng chức cho quan chức trên cơ sở con số thống kê tăng trưởng của địa phương.
Tình hình nợ của chính quyền địa phương làm xấu đi nghiêm trọng hình ảnh của nền tài chính công Trung Quốc. Nợ công của nước này hiện gần 20% GDP, vẫn thấp hơn nhiều so với Mỹ và châu Âu.
Tuy nhiên, như nhận định của nhà nghiên cứu Mỹ Minxin Pei trong một bài báo mới đây nhan đề "Món nợ của Trung Quốc: Quả bom nổ chậm," một khi tính tới số nợ của các chính quyền địa phương và các khoản nợ khác, nợ công của Trung Quốc sẽ lên tới 70-80% GDP.
Việc Bắc Kinh thắt chặt tín dụng sẽ làm khó cho chính quyền địa phương trong việc tái tài trợ các khoản vay mà một nửa trong số này sẽ phải hoàn trả trong hai năm tới. Nợ xấu của doanh nghiệp đầu tư thuộc chính quyền địa phương được dự báo sẽ tăng thêm 460 tỷ USD trong những năm tới. Nếu chính quyền trung ương ở Bắc Kinh buộc phải cứu vớt các chính quyền địa phương và ngân hàng thì tăng trưởng kinh tế, vốn đang chậm lại, sẽ tụt dốc thảm hại hơn nữa.
Trong hai thập kỷ trước, mức tăng trưởng cao đã đưa nền kinh tế Trung Quốc từ hàng thứ 10 vọt lên đứng thứ hai thế giới.
Theo báo cáo tháng 4/2011 của Viện khoa học xã hội Trung Quốc, nước này đã đóng góp hơn 30% vào tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2010. Với sự trì trệ ở Mỹ, Nhật Bản và châu Âu, mọi sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế toàn cầu. Các nước như Ôxtrâylia và Braxin sẽ nằm trong số các thị trường bị ảnh hưởng trước tiên.
Ở Trung Quốc, chi phí cứu trợ các chính quyền địa phương và ngân hàng, bằng cách này hay cách khác, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến người lao động, từ đó sẽ làm gia tăng căng thẳng xã hội hơn nữa.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998, Bắc Kinh đã buộc phải củng cố hệ thống ngân hàng bằng cách trực tiếp kiểm soát 335 tỷ USD nợ xấu của các ngân hàng lớn của Nhà nước. Để có tiền chi cho việc cứu trợ, chính phủ đã phải tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước, khiến hơn 20 triệu việc làm bị mất, nhà ở được Nhà nước tài trợ bị xóa bỏ và hệ thống "người sử dụng trả tiền" về y tế và giáo dục được thiết lập, từ đó làm tăng gánh nặng cho công nhân.
Cuộc khủng hoảng nợ hiện nay ở Trung Quốc là đáng lo ngại. Mọi sự chững lại của nền kinh tế sẽ nhanh chóng làm cho nạn thất nghiệp gia tăng, trong lúc giá cả tăng mạnh, với chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 6,4%, mức tăng cao nhất trong 3 năm. Điều này sẽ khiến cho cuộc sống của người lao động trở nên khó khăn và trong bối cảnh đó, nguy cơ bất ổn xã hội là không nhỏ./.
Trần Mạch (TTXVN/Vietnam+)