Trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại Cote d'Ivoire, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 21/12 tố cáo quân đội ủng hộ Tổng thống mãn nhiệm Cote d'Ivoire Laurent Gbabo đang phong tỏa lực lượng Liên hợp quốc đóng tại khách sạn Golf.
Tại Abidjian, lực lượng ủng hộ ông Gbabo đã ngăn chặn việc vận chuyển thực phẩm, nước uống và thuốc men cho hơn 800 binh sĩ Liên hợp quốc trong khách sạn Golf.
Ông Ban Ki-moon cáo buộc đây là hành động nhằm bóp nghẹt chính phủ của Tổng thống đắc cử Alassane Oattara, hiện đang được lực lượng Liên hợp quốc bảo vệ tại địa điểm này.
Ông bày tỏ lo ngại nguy cơ tình hình sẽ tồi tệ hơn trong vài ngày tới và kêu gọi các nước thành viên của tổ chức này hỗ trợ để phá vỡ sự phong tỏa này.
Chỉ huy lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Cote d'Ivoire (UNOCI) Alain Le Roy cũng tỏ ra lo ngại nguy cơ các nhóm vũ trang của ông Gbabo tấn công lực lượng.
Ông cho biết Đài phát thanh quốc gia Cote d'Ivoire đã kêu gọi tấn công UNOCI. Trước đó, lực lượng UNOCI đã từng bị tấn công hôm 18/12 và buộc phải nổ súng tự vệ.
Từ Amsterdam, công tố viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã cảnh báo sẽ điều tra bất kỳ nhà lãnh đạo nào của Cote d'Ivoire kích động bạo lực hay tấn công lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Sứ quán các nước tại Cote d'Ivoire cũng đã khuyến cáo công dân rời khỏi Cote d'Ivoire ngay lập tức để tránh bạo lực.
Cùng ngày 21/12, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo áp đặt lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với ông Gbabo và 30 đối tượng khác trong chính phủ của ông. Đây là động thái mới nhất trong nỗ lực của quốc tế gia tăng sức ép buộc ông Gbabo từ chức.
Lệnh trừng phạt có hiệu lực ngay lập tức, bao gồm cả yêu cầu trục xuất thân nhân của những đối tượng trên khỏi Mỹ. Ngoài ra, Washington còn nghiên cứu khả năng mở rộng lệnh trừng phạt thương mại.
Trước đó, EU ngày 20/12 cũng đã áp đặt lệnh phong tỏa tài sản và cấm cấp thị thực nhập cảnh cho ông Gbabo và vợ, sau khi kết thúc thời hạn một tuần mà EU đặt ra để ông này từ chức.
Cũng trong ngày 21/12, Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) thông báo sẽ tổ chức khẩn cấp một hội nghị cấp cao bàn về cuộc khủng hoảng chính trị tại Cote d'Ivoire vào ngày 23/12.
Trước đó, ECOWAS đã đình chỉ tư cách thành viên của nước này, đồng thời kêu gọi ông Gbabo từ bỏ quyền lực.
Tại Cote d'Ivoire, quân đội trung thành với ông Gbabo đã dỡ bỏ lệnh giới nghiêm vào ban đêm, vốn được áp đặt để ngăn chặn bạo lực leo thang sau cuộc bầu cử ngày 28/11 ở nước này.
Trong khi đó, bình luận về việc ông Gbabo đề nghị thành lập một ủy ban quốc tế đến Cote d'Ivoire kiểm tra lại kết quả bầu cử, các nhà ngoại giao cho rằng đây không phải là một đề nghị nghiêm túc mà chỉ là một thủ thuật của ông Gbabo nhằm kéo dài thời gian, trong bối cảnh sức ép của cộng đồng quốc tế đang gia tăng.
Trước đó, phát biểu trên truyền hình, ông Gbabo đề nghị lập một ủy ban kiểm tra lại kết quả bầu cử. Ủy ban do Liên minh châu Phi đứng đầu, thành phần gồm các đại diện của ECOWAS, Liên hợp quốc, EU, Nga, Mỹ và Trung Quốc./.
Tại Abidjian, lực lượng ủng hộ ông Gbabo đã ngăn chặn việc vận chuyển thực phẩm, nước uống và thuốc men cho hơn 800 binh sĩ Liên hợp quốc trong khách sạn Golf.
Ông Ban Ki-moon cáo buộc đây là hành động nhằm bóp nghẹt chính phủ của Tổng thống đắc cử Alassane Oattara, hiện đang được lực lượng Liên hợp quốc bảo vệ tại địa điểm này.
Ông bày tỏ lo ngại nguy cơ tình hình sẽ tồi tệ hơn trong vài ngày tới và kêu gọi các nước thành viên của tổ chức này hỗ trợ để phá vỡ sự phong tỏa này.
Chỉ huy lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Cote d'Ivoire (UNOCI) Alain Le Roy cũng tỏ ra lo ngại nguy cơ các nhóm vũ trang của ông Gbabo tấn công lực lượng.
Ông cho biết Đài phát thanh quốc gia Cote d'Ivoire đã kêu gọi tấn công UNOCI. Trước đó, lực lượng UNOCI đã từng bị tấn công hôm 18/12 và buộc phải nổ súng tự vệ.
Từ Amsterdam, công tố viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã cảnh báo sẽ điều tra bất kỳ nhà lãnh đạo nào của Cote d'Ivoire kích động bạo lực hay tấn công lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Sứ quán các nước tại Cote d'Ivoire cũng đã khuyến cáo công dân rời khỏi Cote d'Ivoire ngay lập tức để tránh bạo lực.
Cùng ngày 21/12, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo áp đặt lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với ông Gbabo và 30 đối tượng khác trong chính phủ của ông. Đây là động thái mới nhất trong nỗ lực của quốc tế gia tăng sức ép buộc ông Gbabo từ chức.
Lệnh trừng phạt có hiệu lực ngay lập tức, bao gồm cả yêu cầu trục xuất thân nhân của những đối tượng trên khỏi Mỹ. Ngoài ra, Washington còn nghiên cứu khả năng mở rộng lệnh trừng phạt thương mại.
Trước đó, EU ngày 20/12 cũng đã áp đặt lệnh phong tỏa tài sản và cấm cấp thị thực nhập cảnh cho ông Gbabo và vợ, sau khi kết thúc thời hạn một tuần mà EU đặt ra để ông này từ chức.
Cũng trong ngày 21/12, Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) thông báo sẽ tổ chức khẩn cấp một hội nghị cấp cao bàn về cuộc khủng hoảng chính trị tại Cote d'Ivoire vào ngày 23/12.
Trước đó, ECOWAS đã đình chỉ tư cách thành viên của nước này, đồng thời kêu gọi ông Gbabo từ bỏ quyền lực.
Tại Cote d'Ivoire, quân đội trung thành với ông Gbabo đã dỡ bỏ lệnh giới nghiêm vào ban đêm, vốn được áp đặt để ngăn chặn bạo lực leo thang sau cuộc bầu cử ngày 28/11 ở nước này.
Trong khi đó, bình luận về việc ông Gbabo đề nghị thành lập một ủy ban quốc tế đến Cote d'Ivoire kiểm tra lại kết quả bầu cử, các nhà ngoại giao cho rằng đây không phải là một đề nghị nghiêm túc mà chỉ là một thủ thuật của ông Gbabo nhằm kéo dài thời gian, trong bối cảnh sức ép của cộng đồng quốc tế đang gia tăng.
Trước đó, phát biểu trên truyền hình, ông Gbabo đề nghị lập một ủy ban kiểm tra lại kết quả bầu cử. Ủy ban do Liên minh châu Phi đứng đầu, thành phần gồm các đại diện của ECOWAS, Liên hợp quốc, EU, Nga, Mỹ và Trung Quốc./.
(TTXVN/Vietnam+)