Theo AFP ngày 13/1, một phát ngôn viên quân đội Kenya đã lên tiếng xin lỗi vì tin nhắn không chính xác mà ông đăng tải trên trang mạng xã hội Twitter, trong đó đính kém bức ảnh một người đàn ông bị những người Hồi giáo Somalia ném đá đến chết.
Vào giữa tháng 10/2011, xe tăng và quân đội Kenya đã tiến vào lãnh thổ Somalia để truy đuổi những phiến quân Hồi giáo Shebab, mà nước này cho là đã tiến hành các vụ bắt cóc và cướp bóng trên lãnh thổ Kenya.
Người phát ngôn quân đội Emmanuel Chirchir trước đó đã đăng một bức ảnh về một người bị ném đá đến chết trong sự kiện ông cho biết mới xảy ra vào thứ Ba tuần này. Tuy nhiên, các blogger và người theo dõi (follower) trên Twitter phát hiện ra rằng bức ảnh thực ra đã xuất hiện trên mạng từ năm 2009.
“Chúng tôi thừa nhận tin nhắn đó đã sai và đã được in lại trên báo chí địa phương, đồng thời xin lỗi về những hiểu lầm đã gây ra cho công luận,” thiếu tá Chirchir nói trong một tuyên bố. Bức hình của Chirchir sau đó được hai tờ nhật báo ở Kenya đăng lại. Trong đó, một người đàn ông bị chôn kín chỉ còn đầu thò ra khỏi mặt đất và mặt đầy máu vì bị ném đá.
“Bức ảnh này đi kèm với những bức hình về một câu chuyện hành quyết được thực hiện bởi một hãng tin khác vào năm 2009,” Chirchir nói hôm thứ Năm. Thiếu tá này nói sai sót của ông sẽ không thể gây ra nghi ngờ về tính chính đáng của việc quân đội Kenya can thiệp vào Somalia, dưới tên gọi chiến dịch Linda Nchi.
“Chúng tôi đã cung cấp những thông tin xác thực cho công luận về chiến dịch Linda Nchi và sẽ tiếp tục làm như thế. Sai lầm trên Twitter không thể lấy làm cơ sở đánh giá tính chính đáng của chúng tôi trong việc thông tin về chiến dịch,” ông nói./.
Vào giữa tháng 10/2011, xe tăng và quân đội Kenya đã tiến vào lãnh thổ Somalia để truy đuổi những phiến quân Hồi giáo Shebab, mà nước này cho là đã tiến hành các vụ bắt cóc và cướp bóng trên lãnh thổ Kenya.
Người phát ngôn quân đội Emmanuel Chirchir trước đó đã đăng một bức ảnh về một người bị ném đá đến chết trong sự kiện ông cho biết mới xảy ra vào thứ Ba tuần này. Tuy nhiên, các blogger và người theo dõi (follower) trên Twitter phát hiện ra rằng bức ảnh thực ra đã xuất hiện trên mạng từ năm 2009.
“Chúng tôi thừa nhận tin nhắn đó đã sai và đã được in lại trên báo chí địa phương, đồng thời xin lỗi về những hiểu lầm đã gây ra cho công luận,” thiếu tá Chirchir nói trong một tuyên bố. Bức hình của Chirchir sau đó được hai tờ nhật báo ở Kenya đăng lại. Trong đó, một người đàn ông bị chôn kín chỉ còn đầu thò ra khỏi mặt đất và mặt đầy máu vì bị ném đá.
“Bức ảnh này đi kèm với những bức hình về một câu chuyện hành quyết được thực hiện bởi một hãng tin khác vào năm 2009,” Chirchir nói hôm thứ Năm. Thiếu tá này nói sai sót của ông sẽ không thể gây ra nghi ngờ về tính chính đáng của việc quân đội Kenya can thiệp vào Somalia, dưới tên gọi chiến dịch Linda Nchi.
“Chúng tôi đã cung cấp những thông tin xác thực cho công luận về chiến dịch Linda Nchi và sẽ tiếp tục làm như thế. Sai lầm trên Twitter không thể lấy làm cơ sở đánh giá tính chính đáng của chúng tôi trong việc thông tin về chiến dịch,” ông nói./.
Trần Trọng (Vietnam+)