Ngày 26/2, ông Lê Huy, Chánh Văn phòng Sở Y tế Quảng Ngãi cho biết ngành y tế vừa phát hiện hai ca bệnh nghi mắc hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay bàn chân ở xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà.
Như vậy, xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà là địa phương thứ hai của Quảng Ngãi, sau huyện Ba Tơ phát hiện căn bệnh này.
Hai bệnh nhân là bà Đinh Thị Lơ (57 tuổi) và chồng Đinh Văn Hoàn (63 tuổi) ngụ ở thôn Cà Khu, xã Sơn Ba được Trung tâm y tế huyện Sơn Hà tiếp nhận ngày 15/2 với các dấu hiệu men gan tăng cao, viêm da bàn tay bàn chân nặng.
Đến ngày 19/2, vợ chồng bà Lơ được chuyển xuống điều trị tại Khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi. Sáng 20/2, Ban Giám đốc Bệnh viện cùng lãnh đạo Sở Y tế đã tổ chức hội chẩn với kết luận có dấu hiệu viêm da dày sừng, chưa loại trừ hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân giống như các trường hợp mắc ở xã Ba Điền, Ba Tơ.
Bà Đinh Thị Lơ cho biết, bà và chồng có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, hơi sốt kèm theo tình trạng lở loét tay chân từ ngày 29 Tết.
Bà Lơ và chồng cho là do cơ thể có sức đề kháng kém nên chủ quan không đi khám bệnh tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, càng ngày các vết lở loét càng lan ra, cơ thể cũng có dấu hiệu yếu dần nên vợ chồng bà được người nhà đưa đi khám tại Trung tâm y tế huyện Sơn Hà.
Ông Lê Huy cho biết thêm ngay khi phát hiện hai ca bệnh trên, Sở đã có văn bản báo cáo Bộ Y tế. Cùng với đó, áp dụng phác đồ điều trị của Bộ đối với hai bệnh nhân nghi mắc Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay bàn chân.
Để kịp thời phát hiện và điều trị các ca bệnh mới, ngày 20/2, Sở Y tế Quảng Ngãi đã tổ chức đoàn khám rà soát tại địa bàn xã Sơn Ba. Bên cạnh đó, giao cho Trung tâm chống phong và da liễu cùng Trung tâm y tế dự phòng tỉnh khẩn trương lên kế hoạch triển khai phòng dịch tại cộng đồng.
Từ tháng 6/2012 tới nay trên địa bàn xã Ba Điền, huyện Ba Tơ - nơi từng là điểm nóng của Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay bàn chân không có ca bệnh nào mới. Do đó, sau khi phát hiện hai ca bệnh mới tại huyện Sơn Hà, ngành y tế tỉnh cần có kế hoạch cụ thể, dài hạn để phòng ngừa bệnh lây lan trong cộng đồng, ông Lê Huy cho biết thêm. /.
Như vậy, xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà là địa phương thứ hai của Quảng Ngãi, sau huyện Ba Tơ phát hiện căn bệnh này.
Hai bệnh nhân là bà Đinh Thị Lơ (57 tuổi) và chồng Đinh Văn Hoàn (63 tuổi) ngụ ở thôn Cà Khu, xã Sơn Ba được Trung tâm y tế huyện Sơn Hà tiếp nhận ngày 15/2 với các dấu hiệu men gan tăng cao, viêm da bàn tay bàn chân nặng.
Đến ngày 19/2, vợ chồng bà Lơ được chuyển xuống điều trị tại Khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi. Sáng 20/2, Ban Giám đốc Bệnh viện cùng lãnh đạo Sở Y tế đã tổ chức hội chẩn với kết luận có dấu hiệu viêm da dày sừng, chưa loại trừ hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân giống như các trường hợp mắc ở xã Ba Điền, Ba Tơ.
Bà Đinh Thị Lơ cho biết, bà và chồng có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, hơi sốt kèm theo tình trạng lở loét tay chân từ ngày 29 Tết.
Bà Lơ và chồng cho là do cơ thể có sức đề kháng kém nên chủ quan không đi khám bệnh tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, càng ngày các vết lở loét càng lan ra, cơ thể cũng có dấu hiệu yếu dần nên vợ chồng bà được người nhà đưa đi khám tại Trung tâm y tế huyện Sơn Hà.
Ông Lê Huy cho biết thêm ngay khi phát hiện hai ca bệnh trên, Sở đã có văn bản báo cáo Bộ Y tế. Cùng với đó, áp dụng phác đồ điều trị của Bộ đối với hai bệnh nhân nghi mắc Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay bàn chân.
Để kịp thời phát hiện và điều trị các ca bệnh mới, ngày 20/2, Sở Y tế Quảng Ngãi đã tổ chức đoàn khám rà soát tại địa bàn xã Sơn Ba. Bên cạnh đó, giao cho Trung tâm chống phong và da liễu cùng Trung tâm y tế dự phòng tỉnh khẩn trương lên kế hoạch triển khai phòng dịch tại cộng đồng.
Từ tháng 6/2012 tới nay trên địa bàn xã Ba Điền, huyện Ba Tơ - nơi từng là điểm nóng của Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay bàn chân không có ca bệnh nào mới. Do đó, sau khi phát hiện hai ca bệnh mới tại huyện Sơn Hà, ngành y tế tỉnh cần có kế hoạch cụ thể, dài hạn để phòng ngừa bệnh lây lan trong cộng đồng, ông Lê Huy cho biết thêm. /.
Đinh Thị Hương (TTXVN)