Ngày 18/8, tại thôn Mỹ Tân, xã Bình Chánh, Hợp tác xã đánh bắt xa bờ và dịch vụ thủy sản Bình Chánh đã ra mắt hoạt động.
Đây là hợp tác xã đánh bắt xa bờ đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi được thành lập và đi vào hoạt động.
Hợp tác xã được thành lập với mục tiêu trở thành một trong những hợp tác xã phát triển mạnh về đánh bắt thủy sản xa bờ của khu vực và cả nước. Chiến lược của hợp tác xã là tập trung cho việc tăng trưởng giá trị của hợp tác xã trên thị trường, tạo ra thương hiệu có uy tín cao về khai thác hải sản, dịch vụ thương mại.
Tham gia hợp tác xã có 18 xã viên ở xã Bình Chánh với 20 chiếc tàu có công suất từ 90 CV đến 600 CV, chủ yếu làm nghề câu mực khơi. Khi vào hợp tác xã, các tàu vẫn độc lập khai thác hải sản, tự tổ chức lao động, quyết định việc tiêu thụ hải sản. Các xã viên được hình thành các tổ, đội sản xuất thường xuyên giữ liên lạc trên biển để hỗ trợ nhau.
Hợp tác xã tổ chức dịch vụ ở các lĩnh vực: cung cấp dịch vụ đầu vào cho các tàu đánh bắt xã bờ về nguyên, nhiên liệu, ngư lưới cụ và các nhu yếu phẩm; hoạt động tín dụng nội bộ; tư vấn dịch vụ công, giúp các xã viên về thủ tục để được hưởng các chính sách của Nhà nước về khai thác hải sản ở vùng biển xa, hướng dẫn xã viên lập dự án đóng mới tàu có công suất lớn để khai thác hải sản nhằm đạt hiệu quả cao, giảm thiểu rủi ro; khai thác hải sản xa bờ; dịch vụ tiêu thụ và bao tiêu sản phẩm...
Hợp tác xã đánh bắt xã bờ và dịch vụ thủy sản Bình Chánh khi đi vào hoạt động sẽ mang lại hiệu quả lớn, góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn; đa dạng hóa các dịch vụ cộng đồng, tăng cường khối đại đoàn kết trong ngư dân, nâng cao tình làng nghĩa xóm và tinh thần tương trợ nhau lúc khó khăn, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trong tình hình mới./.
Đây là hợp tác xã đánh bắt xa bờ đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi được thành lập và đi vào hoạt động.
Hợp tác xã được thành lập với mục tiêu trở thành một trong những hợp tác xã phát triển mạnh về đánh bắt thủy sản xa bờ của khu vực và cả nước. Chiến lược của hợp tác xã là tập trung cho việc tăng trưởng giá trị của hợp tác xã trên thị trường, tạo ra thương hiệu có uy tín cao về khai thác hải sản, dịch vụ thương mại.
Tham gia hợp tác xã có 18 xã viên ở xã Bình Chánh với 20 chiếc tàu có công suất từ 90 CV đến 600 CV, chủ yếu làm nghề câu mực khơi. Khi vào hợp tác xã, các tàu vẫn độc lập khai thác hải sản, tự tổ chức lao động, quyết định việc tiêu thụ hải sản. Các xã viên được hình thành các tổ, đội sản xuất thường xuyên giữ liên lạc trên biển để hỗ trợ nhau.
Hợp tác xã tổ chức dịch vụ ở các lĩnh vực: cung cấp dịch vụ đầu vào cho các tàu đánh bắt xã bờ về nguyên, nhiên liệu, ngư lưới cụ và các nhu yếu phẩm; hoạt động tín dụng nội bộ; tư vấn dịch vụ công, giúp các xã viên về thủ tục để được hưởng các chính sách của Nhà nước về khai thác hải sản ở vùng biển xa, hướng dẫn xã viên lập dự án đóng mới tàu có công suất lớn để khai thác hải sản nhằm đạt hiệu quả cao, giảm thiểu rủi ro; khai thác hải sản xa bờ; dịch vụ tiêu thụ và bao tiêu sản phẩm...
Hợp tác xã đánh bắt xã bờ và dịch vụ thủy sản Bình Chánh khi đi vào hoạt động sẽ mang lại hiệu quả lớn, góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn; đa dạng hóa các dịch vụ cộng đồng, tăng cường khối đại đoàn kết trong ngư dân, nâng cao tình làng nghĩa xóm và tinh thần tương trợ nhau lúc khó khăn, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trong tình hình mới./.
Nguyễn Đăng Lâm (TTXVN/Vietnam+)