Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ vừa được tỉnh Quảng Trị chính thức ra mắt với tổng diện tích 4.532ha, nằm cách đất liền khoảng 15 hải lý.
Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ gồm 3 phân khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rộng 534ha, Phân khu phục hồi sinh thái rộng 1.392ha và Phân khu phát triển rộng 2.376ha.
Ngoài ra, còn có vùng phát triển cộng đồng với diện tích nổi của đảo là 230ha và một vành đai bảo vệ nằm ngoài Khu bảo tồn biển rộng từ 300 - 500m tính từ ranh giới Khu bảo tồn trở ra nhằm hạn chế tác động từ bên ngoài.
Hiện nay, các cơ quan nghiên cứu đã phát hiện và thống kê được tại Khu bảo tồn có tới 113 loài san hô, 57 loài rong cỏ biển, 67 loài động vật đáy, 19 loài giáp xác, 224 loài cá biển khơi, 87 loài cá rạn san hô, 164 loài thực vật phù du, 68 nhóm loài động vật phù du.
Trong đó cũng có nhiều loại hải sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao như tôm hùm các loại, cua ghẹ, hải sâm, vẹm xanh, điệp, cá mú, cá thu, cá kẽm... Và trên bờ còn có cua đá - một loại hải sản đặc trưng của Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ.
Được biết, hiện Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ là Khu bảo tồn biển thứ 4 trên toàn quốc, sau các khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Cù Lao Chàm (Quảng Nam) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị sẽ tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, tập huấn giáo dục cho các ngư dân - những người tham gia đánh bắt trên biển tham gia công tác bảo tồn biển.
Với việc thành lập Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ, thì sự đa dạng sinh học, các nguồn gen quý hiếm của các loài động thực vật tại đây sẽ được bảo vệ đảm bảo hơn đáp ứng các mục tiêu bảo tồn khác cũng như nhu cầu sinh kế của con người. Bởi, Khu bảo tồn biển đóng vai trò như một nơi trú ẩn, là ngôi nhà của nhiều loài hải sản quý hiếm có giá trị kinh tế, tạo điều kiện cho cho chúng tái tạo và phát triển./.
Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ gồm 3 phân khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rộng 534ha, Phân khu phục hồi sinh thái rộng 1.392ha và Phân khu phát triển rộng 2.376ha.
Ngoài ra, còn có vùng phát triển cộng đồng với diện tích nổi của đảo là 230ha và một vành đai bảo vệ nằm ngoài Khu bảo tồn biển rộng từ 300 - 500m tính từ ranh giới Khu bảo tồn trở ra nhằm hạn chế tác động từ bên ngoài.
Hiện nay, các cơ quan nghiên cứu đã phát hiện và thống kê được tại Khu bảo tồn có tới 113 loài san hô, 57 loài rong cỏ biển, 67 loài động vật đáy, 19 loài giáp xác, 224 loài cá biển khơi, 87 loài cá rạn san hô, 164 loài thực vật phù du, 68 nhóm loài động vật phù du.
Trong đó cũng có nhiều loại hải sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao như tôm hùm các loại, cua ghẹ, hải sâm, vẹm xanh, điệp, cá mú, cá thu, cá kẽm... Và trên bờ còn có cua đá - một loại hải sản đặc trưng của Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ.
Được biết, hiện Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ là Khu bảo tồn biển thứ 4 trên toàn quốc, sau các khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Cù Lao Chàm (Quảng Nam) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị sẽ tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, tập huấn giáo dục cho các ngư dân - những người tham gia đánh bắt trên biển tham gia công tác bảo tồn biển.
Với việc thành lập Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ, thì sự đa dạng sinh học, các nguồn gen quý hiếm của các loài động thực vật tại đây sẽ được bảo vệ đảm bảo hơn đáp ứng các mục tiêu bảo tồn khác cũng như nhu cầu sinh kế của con người. Bởi, Khu bảo tồn biển đóng vai trò như một nơi trú ẩn, là ngôi nhà của nhiều loài hải sản quý hiếm có giá trị kinh tế, tạo điều kiện cho cho chúng tái tạo và phát triển./.
Trịnh Bang Nhiệm (Vietnam+)