Các nguồn tin quốc hội Ai Cập ngày 14/6 cho biết cơ quan lập pháp này sẽ tiếp tục các hoạt động theo kế hoạch vào tuần tới, bất chấp phán quyết của Tòa án Hiến pháp tối cao về việc giải tán 1/3 số ghế quốc hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội Ai Cập và là thành viên đảng al-Nour Salafi, ông Ashraf Thabet, tuyên bố Quốc hội sẽ tổ chức phiên họp vào ngày 19/6 như bình thường, phủ nhận việc cơ quan này sẽ tổ chức một phiên họp khẩn cấp về phán quyết của tòa án hiến pháp.
Ông cho biết Quốc hội sẽ thảo luận những giải pháp pháp lý sau phán quyết trên, vì nó chỉ liên quan tới 1/3 số ghế trong Quốc hội. Thậm chí, Ban thư ký quốc hội đã phân phát chương trình hoạt động thường kỳ của các ủy ban quốc hội, bắt đầu vào ngày 18/6 tới.
Trong khi đó, người đứng đầu Tòa án Hiến pháp tối cao Ai Cập Farouk Sultan, cho biết phán quyết của tòa ngày 14/6 đã được đăng trên công báo của nhà nước nên có thể thi hành. Tuy nhiên, ông Sultan cho rằng tòa án không có quyền thực hiện những phán quyết của mình.
[Tòa án Ai Cập ra phán quyết giải tán 1/3 quốc hội]
Trong trường hợp Quốc hội không đình chỉ các hoạt động thì việc thực thi quyết định của tòa án nằm trong thẩm quyền của cơ quan hành pháp, mà hiện nằm dưới sự kiểm soát của Hội đồng Tối cao các Lực lượng Vũ trang (SCAF).
Theo các chuyên gia, với phán quyết trên của tòa án, SCAF sẽ giải tán cả hai viện của quốc hội và kêu gọi bầu cử quốc hội trong vòng 60 ngày.
Cùng ngày 14/6, các nhóm nhân quyền và thành viên phe đối lập ở Ai Cập đã kháng cáo nhằm phản đối một sắc lệnh của chính quyền Ai Cập, theo đó cho phép lực lượng quân cảnh và tình báo bắt giữ dân thường.
17 nhóm nhân quyền đã kháng cáo lên một tòa án hành chính để chống lại việc thực thi sắc lệnh của Bộ Tư pháp Ai Cập mà họ lo ngại sẽ tái áp đặt Luật tình trạng khẩn cấp vốn hết hiệu lực từ tháng Năm./.
Phó Chủ tịch Quốc hội Ai Cập và là thành viên đảng al-Nour Salafi, ông Ashraf Thabet, tuyên bố Quốc hội sẽ tổ chức phiên họp vào ngày 19/6 như bình thường, phủ nhận việc cơ quan này sẽ tổ chức một phiên họp khẩn cấp về phán quyết của tòa án hiến pháp.
Ông cho biết Quốc hội sẽ thảo luận những giải pháp pháp lý sau phán quyết trên, vì nó chỉ liên quan tới 1/3 số ghế trong Quốc hội. Thậm chí, Ban thư ký quốc hội đã phân phát chương trình hoạt động thường kỳ của các ủy ban quốc hội, bắt đầu vào ngày 18/6 tới.
Trong khi đó, người đứng đầu Tòa án Hiến pháp tối cao Ai Cập Farouk Sultan, cho biết phán quyết của tòa ngày 14/6 đã được đăng trên công báo của nhà nước nên có thể thi hành. Tuy nhiên, ông Sultan cho rằng tòa án không có quyền thực hiện những phán quyết của mình.
[Tòa án Ai Cập ra phán quyết giải tán 1/3 quốc hội]
Trong trường hợp Quốc hội không đình chỉ các hoạt động thì việc thực thi quyết định của tòa án nằm trong thẩm quyền của cơ quan hành pháp, mà hiện nằm dưới sự kiểm soát của Hội đồng Tối cao các Lực lượng Vũ trang (SCAF).
Theo các chuyên gia, với phán quyết trên của tòa án, SCAF sẽ giải tán cả hai viện của quốc hội và kêu gọi bầu cử quốc hội trong vòng 60 ngày.
Cùng ngày 14/6, các nhóm nhân quyền và thành viên phe đối lập ở Ai Cập đã kháng cáo nhằm phản đối một sắc lệnh của chính quyền Ai Cập, theo đó cho phép lực lượng quân cảnh và tình báo bắt giữ dân thường.
17 nhóm nhân quyền đã kháng cáo lên một tòa án hành chính để chống lại việc thực thi sắc lệnh của Bộ Tư pháp Ai Cập mà họ lo ngại sẽ tái áp đặt Luật tình trạng khẩn cấp vốn hết hiệu lực từ tháng Năm./.
(Vietnam+)