Quốc hội Bồ Đào Nha ngày 31/10 đã thông qua ngân sách khắc khổ 2013; trong đó đề ra mức tăng thuế lớn nhất trong lịch sử nước này theo yêu cầu của các nhà tài trợ, từ đó hạn chế đà tăng thâm hụt ngân sách.
Ngân sách trên đề ra việc tăng thuế thu nhập, bất động sản và giao dịch tài chính, trong đó riêng thuế thu nhập trung bình sẽ tăng từ 9,8% lên 13,2%. Đây là nỗ lực thứ ba của Chính phủ Bồ Đào Nha trong những tháng gần đây nhằm đảm bảo việc đạt mục tiêu ngân sách.
Tuy nhiên, ngân sách này sẽ đẩy kinh tế nước này vào năm suy thoái thứ ba trong năm tới, trong bối cảnh năm nay Bồ Đào Nha đang lâm vào cuộc suy thoái sâu sắc nhất kể từ thập niên 1970. Kinh tế nước này được dự báo sẽ giảm ít nhất là 3% năm 2012 và 1% năm 2013 và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng từ 15% lên 16,4%.
Chính phủ Bồ Đào Nha đã phải tìm cách đảm bảo nguồn thu để có thể đạt được mục tiêu ngân sách như đã đồng ý trong thỏa thuận cứu trợ trị giá 78 tỷ euro (khoảng 100 tỷ USD) với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Chính phủ nước này quyết tâm hạ thâm hụt ngân sách từ mức tương đương 5% GDP năm nay xuống 4,5% vào năm tới, thông qua việc tiết kiệm 5,3 tỷ euro, trong đó 80% là từ việc tăng thuế. Tuy nhiên, sau khi các biện pháp khắc khổ bổ sung được thực hiện trong năm nay, thâm hụt ngân sách của Bồ Đào Nha vào đầu năm tới dự kiến ở mức 6%.v
Thủ tướng Bồ Đào Nha Pedro Passos Coelho nói ngân sách mới là khắc khổ, đòi hỏi sự hy sinh to lớn của người dân, song tất cả là vì sự thành công của chương trình ổn định tài chính của đất nước và là cần thiết để Bồ Đào Nha tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài./.
Ngân sách trên đề ra việc tăng thuế thu nhập, bất động sản và giao dịch tài chính, trong đó riêng thuế thu nhập trung bình sẽ tăng từ 9,8% lên 13,2%. Đây là nỗ lực thứ ba của Chính phủ Bồ Đào Nha trong những tháng gần đây nhằm đảm bảo việc đạt mục tiêu ngân sách.
Tuy nhiên, ngân sách này sẽ đẩy kinh tế nước này vào năm suy thoái thứ ba trong năm tới, trong bối cảnh năm nay Bồ Đào Nha đang lâm vào cuộc suy thoái sâu sắc nhất kể từ thập niên 1970. Kinh tế nước này được dự báo sẽ giảm ít nhất là 3% năm 2012 và 1% năm 2013 và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng từ 15% lên 16,4%.
Chính phủ Bồ Đào Nha đã phải tìm cách đảm bảo nguồn thu để có thể đạt được mục tiêu ngân sách như đã đồng ý trong thỏa thuận cứu trợ trị giá 78 tỷ euro (khoảng 100 tỷ USD) với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Chính phủ nước này quyết tâm hạ thâm hụt ngân sách từ mức tương đương 5% GDP năm nay xuống 4,5% vào năm tới, thông qua việc tiết kiệm 5,3 tỷ euro, trong đó 80% là từ việc tăng thuế. Tuy nhiên, sau khi các biện pháp khắc khổ bổ sung được thực hiện trong năm nay, thâm hụt ngân sách của Bồ Đào Nha vào đầu năm tới dự kiến ở mức 6%.v
Thủ tướng Bồ Đào Nha Pedro Passos Coelho nói ngân sách mới là khắc khổ, đòi hỏi sự hy sinh to lớn của người dân, song tất cả là vì sự thành công của chương trình ổn định tài chính của đất nước và là cần thiết để Bồ Đào Nha tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài./.
Lê Minh (TTXVN)