Quốc hội Đức ngày 28/10 đã thông qua gói biện pháp "thắt lưng buộc bụng" trị giá hàng chục tỷ euro nhằm giảm thâm hụt ngân sách.
Các biện pháp này được Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel thông qua tháng Chín với mục tiêu cắt giảm chi tiêu khoảng 80 tỷ euro (111 tỷ USD) vào năm 2014. Đây là kế hoạch cắt giảm chi tiêu lớn nhất của Đức kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Theo kế hoạch kinh tế khắc khổ này, Chính phủ Đức sẽ cắt giảm mạnh các khoản trợ cấp xã hội và chi tiêu công. Ngoài ra, Đức cũng sẽ tăng thuế đánh trên vé máy bay đối với các chuyến bay khởi hành từ Đức (thêm từ 8-45 euro/vé).
Kinh tế Đức năm 2009 đã phục hồi nhanh hơn so với dự kiến sau cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong hơn sáu thập kỷ qua, chủ yếu do nhu cầu thế giới tăng mạnh đối với các mặt hàng xuất khẩu của Đức.
Bộ Tài chính Đức ngày 28/10 cho biết thâm hụt ngân sách của Đức năm nay dự kiến là 4% GDP, thấp hơn so với dự đoán trước đó là 6% GDP, và Đức hy vọng sẽ đưa thâm hụt ngân sách xuống dưới mức trần quy định của EU là 3% GDP vào năm tới.
Tuy nhiên, bất chấp những triển vọng tích cực, Bộ trưởng Tài chính Đức Rainer Bruederle khẳng định các biện pháp tiết kiệm chi tiêu sẽ vẫn được triển khai theo đúng kế hoạch./.
Các biện pháp này được Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel thông qua tháng Chín với mục tiêu cắt giảm chi tiêu khoảng 80 tỷ euro (111 tỷ USD) vào năm 2014. Đây là kế hoạch cắt giảm chi tiêu lớn nhất của Đức kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Theo kế hoạch kinh tế khắc khổ này, Chính phủ Đức sẽ cắt giảm mạnh các khoản trợ cấp xã hội và chi tiêu công. Ngoài ra, Đức cũng sẽ tăng thuế đánh trên vé máy bay đối với các chuyến bay khởi hành từ Đức (thêm từ 8-45 euro/vé).
Kinh tế Đức năm 2009 đã phục hồi nhanh hơn so với dự kiến sau cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong hơn sáu thập kỷ qua, chủ yếu do nhu cầu thế giới tăng mạnh đối với các mặt hàng xuất khẩu của Đức.
Bộ Tài chính Đức ngày 28/10 cho biết thâm hụt ngân sách của Đức năm nay dự kiến là 4% GDP, thấp hơn so với dự đoán trước đó là 6% GDP, và Đức hy vọng sẽ đưa thâm hụt ngân sách xuống dưới mức trần quy định của EU là 3% GDP vào năm tới.
Tuy nhiên, bất chấp những triển vọng tích cực, Bộ trưởng Tài chính Đức Rainer Bruederle khẳng định các biện pháp tiết kiệm chi tiêu sẽ vẫn được triển khai theo đúng kế hoạch./.
(TTXVN/Vietnam+)