Quốc hội Italy ngày 15/3 bắt đầu nhóm họp phiên đầu tiên để tiến hành bầu lãnh đạo của Hạ viện và Thượng viện sau cuộc tổng tuyển cử hồi cuối tháng trước mà không có đảng nào giành được thắng lợi áp đảo.
Tuy nhiên, Quốc hội Italy đang có chiều hướng lâm vào tình trạng bế tắc chính trị do đến nay, các đảng vẫn chưa đạt được thỏa thuận về việc thành lập một liên minh để có thể kiểm soát được cả hai viện trong Quốc hội. Ở Italy, quyền lực của Hạ viện và Thượng viện đều ngang bằng nhau, nên để có được một chính phủ ổn định, phải có một đảng hoặc liên minh chính đảng cầm quyền nắm đa số tại cả hai viện.
Trong cuộc bầu cử vừa qua, liên minh trung tả đã giành thắng lợi tại Hạ viện nhưng không nắm được quyền kiểm soát tại Thượng viện. Vì vậy, để thành lập được một chính phủ ổn định, phe trung tả phải liên minh với phe trung hữu của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi hoặc đảng Phong trào 5 Sao (M5S) của danh hài Beppe Grillo. Tuy nhiên, phe trung tả cho đến nay vẫn chưa đạt được thỏa thuận liên minh với đảng M5S. Còn khả năng liên minh với phe trung hữu chắc chắn không thể xảy ra do lãnh đạo phe trung tả, ông Pier Luighi Bersani, đã từng bác bỏ khả năng này.
Hiện có nhiều dấu hiệu cho thấy phe trung tả sẵn sàng ủng hộ đảng M5S giữ một ghế chủ tịch của Thượng viện hoặc Hạ viện nếu như đảng này chấp nhận thỏa thuận liên minh để thành lập chính phủ với phe trung tả. Tuy nhiên, đến ngày 14/3, đảng M5S vẫn tuyên bố giữ nguyên lập trường không liên minh với bất cứ đảng nào khác. Ngay sau đó cùng ngày, ông Bersani đã lên tiếng kêu gọi các nghị sĩ trung tả bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu bầu lãnh đạo hai viện quốc hội tiến hành trong ngày 15/3 với hy vọng kéo dài thời gian để đảng M5S thay đổi lập trường.
Như vậy, trong ngày đầu tiên quốc hội họp và bỏ phiếu bầu lãnh đạo hai viện, nhiều khả năng kết quả bỏ phiếu sẽ vẫn chưa rõ ràng và tiến trình bỏ phiếu sẽ có thể kéo dài sang ngày 16/3.
Tổng thống Italy Giorgio Napolitano, kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 15/5 tới, có kế hoạch bắt đầu tham vấn với các chính đảng về tiến trình thành lập chính phủ mới vào ngày 19/3, nhưng cho đến nay, vẫn chưa hề có dấu hiệu nào cho thấy 3 phe chủ chốt tại quốc hội có thể đi đến một thỏa hiệp để thành lập chính phủ.
Giới kinh doanh, các chủ ngân hàng và lãnh đạo các nước trên thế giới hầu hết đã bày tỏ hy vọng Italy có thể tìm ra một giải pháp để phá vỡ tình trạng bế tắc chính trị hiện nay và thành lập một chính phủ có khả năng tiến hành những cải cách cần thiết nhằm đưa nền kinh tế nước này thoát khỏi tình trạng suy thoái.
Nếu tình trạng bế tắc chính trị này không được tháo gỡ, Italy có thể phải tổ chức bầu cử lại, và điều đó sẽ càng khiến tình hình trở nên bất ổn, các thị trường sẽ rối loạn trở lại tiếp sau cuộc khủng hoảng đã khiến Chính phủ Berlusconi sụp đổ vào năm 2011./.
Tuy nhiên, Quốc hội Italy đang có chiều hướng lâm vào tình trạng bế tắc chính trị do đến nay, các đảng vẫn chưa đạt được thỏa thuận về việc thành lập một liên minh để có thể kiểm soát được cả hai viện trong Quốc hội. Ở Italy, quyền lực của Hạ viện và Thượng viện đều ngang bằng nhau, nên để có được một chính phủ ổn định, phải có một đảng hoặc liên minh chính đảng cầm quyền nắm đa số tại cả hai viện.
Trong cuộc bầu cử vừa qua, liên minh trung tả đã giành thắng lợi tại Hạ viện nhưng không nắm được quyền kiểm soát tại Thượng viện. Vì vậy, để thành lập được một chính phủ ổn định, phe trung tả phải liên minh với phe trung hữu của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi hoặc đảng Phong trào 5 Sao (M5S) của danh hài Beppe Grillo. Tuy nhiên, phe trung tả cho đến nay vẫn chưa đạt được thỏa thuận liên minh với đảng M5S. Còn khả năng liên minh với phe trung hữu chắc chắn không thể xảy ra do lãnh đạo phe trung tả, ông Pier Luighi Bersani, đã từng bác bỏ khả năng này.
Hiện có nhiều dấu hiệu cho thấy phe trung tả sẵn sàng ủng hộ đảng M5S giữ một ghế chủ tịch của Thượng viện hoặc Hạ viện nếu như đảng này chấp nhận thỏa thuận liên minh để thành lập chính phủ với phe trung tả. Tuy nhiên, đến ngày 14/3, đảng M5S vẫn tuyên bố giữ nguyên lập trường không liên minh với bất cứ đảng nào khác. Ngay sau đó cùng ngày, ông Bersani đã lên tiếng kêu gọi các nghị sĩ trung tả bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu bầu lãnh đạo hai viện quốc hội tiến hành trong ngày 15/3 với hy vọng kéo dài thời gian để đảng M5S thay đổi lập trường.
Như vậy, trong ngày đầu tiên quốc hội họp và bỏ phiếu bầu lãnh đạo hai viện, nhiều khả năng kết quả bỏ phiếu sẽ vẫn chưa rõ ràng và tiến trình bỏ phiếu sẽ có thể kéo dài sang ngày 16/3.
Tổng thống Italy Giorgio Napolitano, kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 15/5 tới, có kế hoạch bắt đầu tham vấn với các chính đảng về tiến trình thành lập chính phủ mới vào ngày 19/3, nhưng cho đến nay, vẫn chưa hề có dấu hiệu nào cho thấy 3 phe chủ chốt tại quốc hội có thể đi đến một thỏa hiệp để thành lập chính phủ.
Giới kinh doanh, các chủ ngân hàng và lãnh đạo các nước trên thế giới hầu hết đã bày tỏ hy vọng Italy có thể tìm ra một giải pháp để phá vỡ tình trạng bế tắc chính trị hiện nay và thành lập một chính phủ có khả năng tiến hành những cải cách cần thiết nhằm đưa nền kinh tế nước này thoát khỏi tình trạng suy thoái.
Nếu tình trạng bế tắc chính trị này không được tháo gỡ, Italy có thể phải tổ chức bầu cử lại, và điều đó sẽ càng khiến tình hình trở nên bất ổn, các thị trường sẽ rối loạn trở lại tiếp sau cuộc khủng hoảng đã khiến Chính phủ Berlusconi sụp đổ vào năm 2011./.
(TTXVN)