Chiều 3/11, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình của Chính phủ về các dự án Luật Quảng cáo, Luật Giá, Luật Giám định tư pháp và Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp.
Đảm bảo hoạt động quảng cáo phục vụ tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội
Tờ trình về dự án Luật Quảng cáo nêu rõ: Luật được xây dựng đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, các cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các cam kết quốc tế khác mà Việt Nam đã tham gia trong lĩnh vực quảng cáo, cũng như các đạo luật có liên quan.
Luật Điều chỉnh toàn diện hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam, xác định những vấn đề cơ bản về nội dung, hình thức quảng cáo; tạo động lực thúc đẩy hoạt động quảng cáo phát triển mạnh mẽ; đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động quảng cáo.... Dự thảo Luật Quảng cáo có 5 chương, 47 điều.
Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng để nâng cao hiệu lực của pháp luật trong việc điều chỉnh hoạt động quảng cáo phát triển đúng hướng, tạo điều kiện cho thị trường quảng cáo phát triển cũng như tăng cường vai trò quản lý nhà nước về quảng cáo, Pháp lệnh Quảng cáo cần sớm được xem xét sửa đổi và nâng lên thành Luật Quảng cáo. Ủy ban cơ bản nhất trí với quan điểm, nguyên tắc xây dựng Luật Quảng cáo trình bày tại tờ trình của Chính phủ.
So với Pháp lệnh Quảng cáo, Dự thảo Luật đã bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiếp nhận quảng cáo và trách nhiệm pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo. Ủy ban cho rằng đây là một điểm mới đáng ghi nhận, tuy nhiên, Luật cần quy định rõ hơn về trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo đối với sản phẩm quảng cáo và trình tự, thủ tục khiếu nại, giải quyết khiếu nại.
Ủy ban tán thành giao Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về quảng cáo, các bộ khác và Ủy ban Nhân dân các cấp phối hợp quản lý với Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch theo chức năng của mình như quy định trong Dự thảo Luật.
Tôn trọng quyền tự định giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh
Dự án Luật Giá được xây dựng xuất phát từ yêu cầu phải tiếp tục đổi mới phương thức quản lý giá, khắc phục những bất cập hiện tại để quản lý giá phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường; bảo đảm khuyến khích cạnh tranh về giá.
Cụ thể, Luật đã xây dựng được cơ chế khẳng định quyền tự chủ về giá, quyền cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh theo tín hiệu thị trường; bảo đảm để hệ thống giá trong nền kinh tế chủ yếu do thị trường quyết định, xóa bỏ các hình thức bao cấp qua giá (trợ cấp, trợ giá, bù chéo qua giá) không phù hợp với các cam kết quốc tế; tạo được sự nhất quán, sự thống nhất của pháp luật về giá với hệ thống pháp luật nói chung, phù hợp với yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việc xây dựng Luật Giá nhằm tạo ra cơ chế để giá cả phát huy những tác động tích cực của nó đối với nền kinh tế như kích thích sản xuất phát triển, đổi mới công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, đổi mới quản lý, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của đất nước… Đồng thời, Luật cũng khắc phục, hạn chế những khuyết tật, tác động bất lợi của nó đến nền kinh tế.
Luật bảo đảm được sự can thiệp của Nhà nước về giá phù hợp với vai trò, chức năng của Nhà nước trong cơ chế kinh tế thị trường, cụ thể là Nhà nước thực hiện quản lý Nhà nước về giá bằng pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động về giá của thị trường và các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; thực hiện việc can thiệp vào thị trường chủ yếu bằng các biện pháp kinh tế để tác động vào sự hình thành và vận động của giá cả.
Nhà nước chỉ định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ thuộc doanh nghiệp có vị thế độc quyền sản xuất kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường sản xuất kinh doanh; tài nguyên quan trọng; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch để khắc phục những khuyết tật của cơ chế giá thị trường.
Luật Giá bao gồm 5 chương, 51 điều.
Thẩm tra dự án luật, Ủy ban Tài chính-Ngân sách cho rằng, việc ban hành Luật giá là cần thiết. So với Pháp lệnh Giá hiện hành, dự thảo luật đã được hoàn thiện một bước, chi tiết hơn một số nội dung như: quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động về giá; điều tiết giá của Nhà nước, thẩm định giá. Tuy nhiên, so với mục tiêu ban hành, dự thảo Luật chưa làm rõ được bước tiến mới về chất thông qua việc nâng Pháp lệnh thành luật.
Ủy ban cho rằng, dự thảo Luật chưa đảm bảo tính cụ thể, nhiều nội dung quan trọng được giao Chính phủ, Bộ Tài chính quy định bằng văn bản dưới luật. Có tới 10 trong số 51 điều, khoản giao Chính phủ hoặc Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành. 5 trong số 61 điều dẫn chiếu việc áp dụng quy định pháp luật liên quan, trong đó bao gồm các nội dung căn bản như: căn cứ định giá; phương pháp định giá; hàng hóa dịch vụ phải áp dụng biện pháp bình ổn giá, hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá; trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Đây là những vấn đề cốt yếu, mang tính chính sách của một dự án Luật cần được quy định cụ thể theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Ngoài ra, một số nội dung của dự thảo Luật còn mang định tính. Việc quy định chung chung sẽ dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau, đặc biệt sẽ dân đến việc Nhà nước tiếp tục can thiệp quá sâu vào quy luật vận hành của giá cả, thị trường. Ủy ban đề nghị rà soát, cụ thể hóa tối đa trong Luật những nội dung chưa được quy định chi tiết.
Tạo cơ sở pháp lý cho bước phát triển mới cho hoạt động giám định tư pháp
Theo Tờ trình về dự án Luật Giám định tư pháp, Luật được ban hành nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập về thể chế, tạo cơ sở pháp lý cho bước phát triển mới mang tính đột phá, bền vững cho hoạt động giám định tư pháp ở Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động tố tụng mà trọng tâm là bảo đảm việc phán quyết của tòa án được kịp thời, khách quan, đúng pháp luật. Dự thảo Luật gồm 8 chương, 51 điều.
So với Pháp lệnh Giám định tư pháp hiện hành, dự thảo Luật có mội số dung mới cơ bản gồm Quy định đương sự trong vụ án hành chính, vụ việc dân sự được quyền tự mình yêu cầu giám định tư pháp; đổi mới mô hình tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần; tạo cơ chế để bảo đảm đáp ứng yêu cầu giám định trong những lĩnh vực không có tổ chức giám định tư pháp chuyên trách.
Luật quy định mang tính nguyên tắc những chính sách tôn vinh, đãi ngộ thỏa đáng đối với người làm giám định tư pháp; tăng cường xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp, cho phép thành lập tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập, trừ lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự. Luật quy định trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và trách nhiệm phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động quản lý Nhà nước về giám định tư pháp.
Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng các quy định của dự thảo Luật đã thể chế hóa nhiều nội dung trong các nghị quyết của Đảng liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật về giám định tư pháp theo định hướng cải cách tư pháp.
Ủy ban cơ bản tán thành với quy định về phạm vi điều chỉnh tại điều 2 dự thảo Luật. Tuy nhiên, giám định tư pháp là hoạt động bổ trợ trực tiếp cho hoạt động tố tụng hình sự, dân sự, hành chính. Các lĩnh vực này được điều chỉnh bằng nhiều đạo luật khác nhau, theo các nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục khác nhau.
Do đó, các nội dung cụ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật giám định tư pháp như trình tự, thủ tục trưng cầu, yêu cầu giám định; hội đồng giám định; đánh giá, sử dụng kết luận giám định tư pháp… cần bảo đảm sự thống nhất với các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính.
Cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát tổng thể các quy định của dự thảo Luật, tránh sự chồng chéo với các văn bản trên.
Tăng cường tính công khai, minh bạch và bảo đảm dân chủ trong xử phạt vi phạm hành chính
Tờ trình của Chính phủ nêu rõ: Việc ban hành Luật Xử lý vi phạm hành chính nhằm góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.
Dự án Luật được soạn thảo trên cơ sở thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp và cải cách hành chính được xác định trong các nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Luật quy định đầy đủ, toàn diện các vấn đề về xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm kế thừa những quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm, khắc phục một cách cơ bản những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành.
Luật tăng cường tính công khai, minh bạch và bảo đảm dân chủ trong trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp xử lý hành chính; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân... Dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm 6 phần, 12 chương và 150 điều.
Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Pháp luật tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Đây là dự án Luật có những quy định liên quan trực tiếp đến quyền cơ bản của công dân.
Việc ban hành Luật này sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước, quản lý xã hội; khắc phục những bất cập, tồn tại trong thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của công dân, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính trong tình hình hiện nay.
Tuy nhiên, Ủy ban Pháp luật đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tổng kết đưa vào dự thảo Luật để khắc phục tình trạng Luật chỉ quy định những vấn đề chung, còn nội dung cơ bản thì lại giao cho văn bản dưới Luật.
Theo chương trình, sáng 4/11, Quốc hội làm việc tại Tổ, thảo luận về các dự án Luật Quảng cáo và Luật Giáo dục đại học./.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp.
Đảm bảo hoạt động quảng cáo phục vụ tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội
Tờ trình về dự án Luật Quảng cáo nêu rõ: Luật được xây dựng đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, các cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các cam kết quốc tế khác mà Việt Nam đã tham gia trong lĩnh vực quảng cáo, cũng như các đạo luật có liên quan.
Luật Điều chỉnh toàn diện hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam, xác định những vấn đề cơ bản về nội dung, hình thức quảng cáo; tạo động lực thúc đẩy hoạt động quảng cáo phát triển mạnh mẽ; đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động quảng cáo.... Dự thảo Luật Quảng cáo có 5 chương, 47 điều.
Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng để nâng cao hiệu lực của pháp luật trong việc điều chỉnh hoạt động quảng cáo phát triển đúng hướng, tạo điều kiện cho thị trường quảng cáo phát triển cũng như tăng cường vai trò quản lý nhà nước về quảng cáo, Pháp lệnh Quảng cáo cần sớm được xem xét sửa đổi và nâng lên thành Luật Quảng cáo. Ủy ban cơ bản nhất trí với quan điểm, nguyên tắc xây dựng Luật Quảng cáo trình bày tại tờ trình của Chính phủ.
So với Pháp lệnh Quảng cáo, Dự thảo Luật đã bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiếp nhận quảng cáo và trách nhiệm pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo. Ủy ban cho rằng đây là một điểm mới đáng ghi nhận, tuy nhiên, Luật cần quy định rõ hơn về trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo đối với sản phẩm quảng cáo và trình tự, thủ tục khiếu nại, giải quyết khiếu nại.
Ủy ban tán thành giao Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về quảng cáo, các bộ khác và Ủy ban Nhân dân các cấp phối hợp quản lý với Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch theo chức năng của mình như quy định trong Dự thảo Luật.
Tôn trọng quyền tự định giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh
Dự án Luật Giá được xây dựng xuất phát từ yêu cầu phải tiếp tục đổi mới phương thức quản lý giá, khắc phục những bất cập hiện tại để quản lý giá phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường; bảo đảm khuyến khích cạnh tranh về giá.
Cụ thể, Luật đã xây dựng được cơ chế khẳng định quyền tự chủ về giá, quyền cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh theo tín hiệu thị trường; bảo đảm để hệ thống giá trong nền kinh tế chủ yếu do thị trường quyết định, xóa bỏ các hình thức bao cấp qua giá (trợ cấp, trợ giá, bù chéo qua giá) không phù hợp với các cam kết quốc tế; tạo được sự nhất quán, sự thống nhất của pháp luật về giá với hệ thống pháp luật nói chung, phù hợp với yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việc xây dựng Luật Giá nhằm tạo ra cơ chế để giá cả phát huy những tác động tích cực của nó đối với nền kinh tế như kích thích sản xuất phát triển, đổi mới công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, đổi mới quản lý, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của đất nước… Đồng thời, Luật cũng khắc phục, hạn chế những khuyết tật, tác động bất lợi của nó đến nền kinh tế.
Luật bảo đảm được sự can thiệp của Nhà nước về giá phù hợp với vai trò, chức năng của Nhà nước trong cơ chế kinh tế thị trường, cụ thể là Nhà nước thực hiện quản lý Nhà nước về giá bằng pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động về giá của thị trường và các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; thực hiện việc can thiệp vào thị trường chủ yếu bằng các biện pháp kinh tế để tác động vào sự hình thành và vận động của giá cả.
Nhà nước chỉ định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ thuộc doanh nghiệp có vị thế độc quyền sản xuất kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường sản xuất kinh doanh; tài nguyên quan trọng; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch để khắc phục những khuyết tật của cơ chế giá thị trường.
Luật Giá bao gồm 5 chương, 51 điều.
Thẩm tra dự án luật, Ủy ban Tài chính-Ngân sách cho rằng, việc ban hành Luật giá là cần thiết. So với Pháp lệnh Giá hiện hành, dự thảo luật đã được hoàn thiện một bước, chi tiết hơn một số nội dung như: quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động về giá; điều tiết giá của Nhà nước, thẩm định giá. Tuy nhiên, so với mục tiêu ban hành, dự thảo Luật chưa làm rõ được bước tiến mới về chất thông qua việc nâng Pháp lệnh thành luật.
Ủy ban cho rằng, dự thảo Luật chưa đảm bảo tính cụ thể, nhiều nội dung quan trọng được giao Chính phủ, Bộ Tài chính quy định bằng văn bản dưới luật. Có tới 10 trong số 51 điều, khoản giao Chính phủ hoặc Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành. 5 trong số 61 điều dẫn chiếu việc áp dụng quy định pháp luật liên quan, trong đó bao gồm các nội dung căn bản như: căn cứ định giá; phương pháp định giá; hàng hóa dịch vụ phải áp dụng biện pháp bình ổn giá, hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá; trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Đây là những vấn đề cốt yếu, mang tính chính sách của một dự án Luật cần được quy định cụ thể theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Ngoài ra, một số nội dung của dự thảo Luật còn mang định tính. Việc quy định chung chung sẽ dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau, đặc biệt sẽ dân đến việc Nhà nước tiếp tục can thiệp quá sâu vào quy luật vận hành của giá cả, thị trường. Ủy ban đề nghị rà soát, cụ thể hóa tối đa trong Luật những nội dung chưa được quy định chi tiết.
Tạo cơ sở pháp lý cho bước phát triển mới cho hoạt động giám định tư pháp
Theo Tờ trình về dự án Luật Giám định tư pháp, Luật được ban hành nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập về thể chế, tạo cơ sở pháp lý cho bước phát triển mới mang tính đột phá, bền vững cho hoạt động giám định tư pháp ở Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động tố tụng mà trọng tâm là bảo đảm việc phán quyết của tòa án được kịp thời, khách quan, đúng pháp luật. Dự thảo Luật gồm 8 chương, 51 điều.
So với Pháp lệnh Giám định tư pháp hiện hành, dự thảo Luật có mội số dung mới cơ bản gồm Quy định đương sự trong vụ án hành chính, vụ việc dân sự được quyền tự mình yêu cầu giám định tư pháp; đổi mới mô hình tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần; tạo cơ chế để bảo đảm đáp ứng yêu cầu giám định trong những lĩnh vực không có tổ chức giám định tư pháp chuyên trách.
Luật quy định mang tính nguyên tắc những chính sách tôn vinh, đãi ngộ thỏa đáng đối với người làm giám định tư pháp; tăng cường xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp, cho phép thành lập tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập, trừ lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự. Luật quy định trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và trách nhiệm phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động quản lý Nhà nước về giám định tư pháp.
Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng các quy định của dự thảo Luật đã thể chế hóa nhiều nội dung trong các nghị quyết của Đảng liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật về giám định tư pháp theo định hướng cải cách tư pháp.
Ủy ban cơ bản tán thành với quy định về phạm vi điều chỉnh tại điều 2 dự thảo Luật. Tuy nhiên, giám định tư pháp là hoạt động bổ trợ trực tiếp cho hoạt động tố tụng hình sự, dân sự, hành chính. Các lĩnh vực này được điều chỉnh bằng nhiều đạo luật khác nhau, theo các nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục khác nhau.
Do đó, các nội dung cụ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật giám định tư pháp như trình tự, thủ tục trưng cầu, yêu cầu giám định; hội đồng giám định; đánh giá, sử dụng kết luận giám định tư pháp… cần bảo đảm sự thống nhất với các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính.
Cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát tổng thể các quy định của dự thảo Luật, tránh sự chồng chéo với các văn bản trên.
Tăng cường tính công khai, minh bạch và bảo đảm dân chủ trong xử phạt vi phạm hành chính
Tờ trình của Chính phủ nêu rõ: Việc ban hành Luật Xử lý vi phạm hành chính nhằm góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.
Dự án Luật được soạn thảo trên cơ sở thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp và cải cách hành chính được xác định trong các nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Luật quy định đầy đủ, toàn diện các vấn đề về xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm kế thừa những quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm, khắc phục một cách cơ bản những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành.
Luật tăng cường tính công khai, minh bạch và bảo đảm dân chủ trong trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp xử lý hành chính; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân... Dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm 6 phần, 12 chương và 150 điều.
Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Pháp luật tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Đây là dự án Luật có những quy định liên quan trực tiếp đến quyền cơ bản của công dân.
Việc ban hành Luật này sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước, quản lý xã hội; khắc phục những bất cập, tồn tại trong thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của công dân, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính trong tình hình hiện nay.
Tuy nhiên, Ủy ban Pháp luật đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tổng kết đưa vào dự thảo Luật để khắc phục tình trạng Luật chỉ quy định những vấn đề chung, còn nội dung cơ bản thì lại giao cho văn bản dưới Luật.
Theo chương trình, sáng 4/11, Quốc hội làm việc tại Tổ, thảo luận về các dự án Luật Quảng cáo và Luật Giáo dục đại học./.
Hương Thủy (TTXVN/Vietnam+)