Bất chấp sự phản đối quyết liệt của Tổng thống Romania Traian Basescu, Ủy ban Quốc hội nước này ngày 10/6 đã thông qua một số sửa đổi đối với dự thảo Hiến pháp mới, trong đó có điều khoản quy định cắt giảm nhiệm kỳ tổng thống từ 5 năm xuống còn 4 năm.
Như vậy, nếu bản Hiến pháp mới được thông qua trong cuộc trưng cầu ý dân, dự kiến được tổ chức vào mùa Thu tới đây, nhiệm kỳ của Tổng thống và Quốc hội Romania sẽ là 4 năm.
Bên cạnh đó, Quốc hội Romania cũng đang thảo luận vấn đề cắt giảm quyền hạn của nguyên thủ quốc gia, trong đó có quyền đề cử ứng cử viên thủ tướng.
Theo đề xuất của "Liên minh Xã hội - Tự do" (SLU) cầm quyền, lãnh đạo chính đảng nào giành được nhiều phiếu nhất trong cuộc tổng tuyển cử thì mặc nhiên trở thành thủ tướng.
Trong trường hợp thủ tướng không thành lập được chính phủ thì quyền này được trao cho lãnh đạo chính đảng về thứ hai trong cuộc tổng tuyển cử.
SLU cũng đề nghị đưa vào bản Hiến pháp mới đề xuất cấm các nghị sỹ chuyển từ đảng này sang đảng khác.
Thủ tướng Viktor Ponta cho biết đề xuất nói trên quy định các nghị sỹ chuyển từ chính đảng này sang chính đảng khác sẽ bị truất quyền nghị sỹ.
Theo số liệu thống kê, 1/4 số nghị sỹ khóa 2008-2012 có ít nhất một lần đã chuyển sang chính đảng khác, thậm chí trong số đó không ít người đã nhiều lần thay đổi định hướng chính trị của mình.
Về phần mình, Tổng thống Basescu đã chỉ trích kịch liệt động thái trên, cho rằng mưu toan viết lại Hiến pháp sẽ dẫn đến tình trạng các tiến trình trong nước bị đình trệ và làm phức tạp thêm tất cả các cơ chế hoạt động của nhà nước.
Hồi tháng 10/2003, Romania đã thông qua sửa đổi Hiến pháp, theo đó nâng nhiệm kỳ tổng thống từ 4 năm lên 5 năm. Tuy nhiên, nếu bản Hiến pháp mới được thông qua, Tổng thống đương nhiệm Basescu, người tại vị đến năm 2014, sẽ trở thành vị tổng thống duy nhất đảm nhận cương vị nguyên thủ quốc gia Romania hai nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp./.
Như vậy, nếu bản Hiến pháp mới được thông qua trong cuộc trưng cầu ý dân, dự kiến được tổ chức vào mùa Thu tới đây, nhiệm kỳ của Tổng thống và Quốc hội Romania sẽ là 4 năm.
Bên cạnh đó, Quốc hội Romania cũng đang thảo luận vấn đề cắt giảm quyền hạn của nguyên thủ quốc gia, trong đó có quyền đề cử ứng cử viên thủ tướng.
Theo đề xuất của "Liên minh Xã hội - Tự do" (SLU) cầm quyền, lãnh đạo chính đảng nào giành được nhiều phiếu nhất trong cuộc tổng tuyển cử thì mặc nhiên trở thành thủ tướng.
Trong trường hợp thủ tướng không thành lập được chính phủ thì quyền này được trao cho lãnh đạo chính đảng về thứ hai trong cuộc tổng tuyển cử.
SLU cũng đề nghị đưa vào bản Hiến pháp mới đề xuất cấm các nghị sỹ chuyển từ đảng này sang đảng khác.
Thủ tướng Viktor Ponta cho biết đề xuất nói trên quy định các nghị sỹ chuyển từ chính đảng này sang chính đảng khác sẽ bị truất quyền nghị sỹ.
Theo số liệu thống kê, 1/4 số nghị sỹ khóa 2008-2012 có ít nhất một lần đã chuyển sang chính đảng khác, thậm chí trong số đó không ít người đã nhiều lần thay đổi định hướng chính trị của mình.
Về phần mình, Tổng thống Basescu đã chỉ trích kịch liệt động thái trên, cho rằng mưu toan viết lại Hiến pháp sẽ dẫn đến tình trạng các tiến trình trong nước bị đình trệ và làm phức tạp thêm tất cả các cơ chế hoạt động của nhà nước.
Hồi tháng 10/2003, Romania đã thông qua sửa đổi Hiến pháp, theo đó nâng nhiệm kỳ tổng thống từ 4 năm lên 5 năm. Tuy nhiên, nếu bản Hiến pháp mới được thông qua, Tổng thống đương nhiệm Basescu, người tại vị đến năm 2014, sẽ trở thành vị tổng thống duy nhất đảm nhận cương vị nguyên thủ quốc gia Romania hai nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp./.
(TTXVN)