Nhóm 18 chuyên gia kinh tế và tài chính hàng đầu thế giới, gồm các cựu bộ trưởng tài chính, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước, cựu giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã kêu gọi cải tổ G-20 (gồm các nền kinh tế phát triển và đang phát triển lớn nhất thế giới).
Các chuyên gia cũng kêu gọi trao cho thể chế này nhiều quyền lực kinh tế và chính trị hơn nữa để giúp đối phó hiệu quả với các cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc ngày 9/2, kiến nghị này đã được trao cho Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde, nước hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên G-20 trước khi diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G-20.
Các chuyên gia kinh tế tài chính quốc tế nhấn mạnh G-20 cần có quyền lực cao nhất, bao trùm cả quyền lực tài chính tiền tệ hiện nay của IMF.
Những quyền lực mới này của G-20 gồm tạo ra một hệ thống tiền tệ mới ít phụ thuộc hơn vào đồng USD và phụ thuộc nhiều hơn vào các đồng tiền quốc tế mạnh khác và đồng tiền SDR (Quyền rút vốn đặc biệt của IMF)…; tăng cường các cơ chế xử lý khủng hoảng để phòng ngừa các nước tích trữ quá nhiều dự trữ ngoại tệ để gây biến động tiền tệ toàn cầu; xây dựng các quy chế chung giúp các nước đối phó hiệu quả với sự nổi lên bất ngờ của dòng vốn có thể gây sức ép lớn đối với đồng nội tệ của các nước này.
Kiến nghị của các chuyên gia kinh tế tài chính quốc tế cũng đề nghị chuyển Ủy ban Tài chính tiền tệ quốc tế (IMFC) hiện trực thuộc Hội đồng Quản trị IMF thành Ủy ban các bộ trưởng tài chính có quyền quyết định cuối cùng về chính sách tài chính tiền tệ toàn cầu.
Chức năng hiện nay của IMFC là cố vấn cho IMF về xử lý và định hình hệ thống tài chính tiền tệ toàn cầu./.
Các chuyên gia cũng kêu gọi trao cho thể chế này nhiều quyền lực kinh tế và chính trị hơn nữa để giúp đối phó hiệu quả với các cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc ngày 9/2, kiến nghị này đã được trao cho Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde, nước hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên G-20 trước khi diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G-20.
Các chuyên gia kinh tế tài chính quốc tế nhấn mạnh G-20 cần có quyền lực cao nhất, bao trùm cả quyền lực tài chính tiền tệ hiện nay của IMF.
Những quyền lực mới này của G-20 gồm tạo ra một hệ thống tiền tệ mới ít phụ thuộc hơn vào đồng USD và phụ thuộc nhiều hơn vào các đồng tiền quốc tế mạnh khác và đồng tiền SDR (Quyền rút vốn đặc biệt của IMF)…; tăng cường các cơ chế xử lý khủng hoảng để phòng ngừa các nước tích trữ quá nhiều dự trữ ngoại tệ để gây biến động tiền tệ toàn cầu; xây dựng các quy chế chung giúp các nước đối phó hiệu quả với sự nổi lên bất ngờ của dòng vốn có thể gây sức ép lớn đối với đồng nội tệ của các nước này.
Kiến nghị của các chuyên gia kinh tế tài chính quốc tế cũng đề nghị chuyển Ủy ban Tài chính tiền tệ quốc tế (IMFC) hiện trực thuộc Hội đồng Quản trị IMF thành Ủy ban các bộ trưởng tài chính có quyền quyết định cuối cùng về chính sách tài chính tiền tệ toàn cầu.
Chức năng hiện nay của IMFC là cố vấn cho IMF về xử lý và định hình hệ thống tài chính tiền tệ toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)