Theo thông báo ngày 11/12, quỹ cứu trợ nhân đạo khẩn cấp của Liên hợp quốc đã chi một số tiền kỷ lục 465 triệu USD trong năm 2012.
Tại cuộc gặp với các nước tài trợ tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, người đứng đầu cơ quan nhân đạo Liên hợp quốc, bà Valerie Amos cho biết đây là số tiền lớn nhất mà Quỹ ứng phó khẩn cấp trung tâm (CERF) từng phân phối trong một năm hoạt động, trong đó gần 52 triệu USD được sử dụng ở Syria để mở rộng và duy trì lương thực tại nhiều điểm khủng hoảng nghiêm trọng trong cuộc xung đột đang ngày một tồi tệ ở Syria.
Bên cạnh đó, một phần lớn tiền của CERF cũng được dùng để cứu trợ người dân tại Cộng hòa Dân chủ Congo và khu vực Sahel (châu Phi).
Những nước đóng góp nhiều nhất cho quỹ này bao gồm Anh và các nước khu vực Scandinavia đã kêu gọi các quốc gia khác tăng cường đóng góp nhằm duy trì CERF.
Đại diện của Anh cho biết nước này đã đóng góp hơn 95 triệu USD năm ngoái và cam kết sẽ đóng góp tối thiểu 80 triệu USD năm 2013 vì CERF thể hiện giá trị tốt của đồng tiền.
Theo sau Anh, Na Uy cam kết góp 72 triệu USD năm 2013, tăng 10 triệu USD so với năm nay và Thụy Sĩ sẽ tăng mức cam kết lên 77 triệu USD.
Mỹ cho biết sẽ đóng góp 4 triệu USD cho CERF trong năm tới song nhấn mạnh nước này trao phần lớn viện trợ của họ trực tiếp cho các cơ quan của Liên hợp quốc. Nga cam kết góp quỹ 2 triệu USD và Trung Quốc đóng góp 500.000 USD./.
Tại cuộc gặp với các nước tài trợ tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, người đứng đầu cơ quan nhân đạo Liên hợp quốc, bà Valerie Amos cho biết đây là số tiền lớn nhất mà Quỹ ứng phó khẩn cấp trung tâm (CERF) từng phân phối trong một năm hoạt động, trong đó gần 52 triệu USD được sử dụng ở Syria để mở rộng và duy trì lương thực tại nhiều điểm khủng hoảng nghiêm trọng trong cuộc xung đột đang ngày một tồi tệ ở Syria.
Bên cạnh đó, một phần lớn tiền của CERF cũng được dùng để cứu trợ người dân tại Cộng hòa Dân chủ Congo và khu vực Sahel (châu Phi).
Những nước đóng góp nhiều nhất cho quỹ này bao gồm Anh và các nước khu vực Scandinavia đã kêu gọi các quốc gia khác tăng cường đóng góp nhằm duy trì CERF.
Đại diện của Anh cho biết nước này đã đóng góp hơn 95 triệu USD năm ngoái và cam kết sẽ đóng góp tối thiểu 80 triệu USD năm 2013 vì CERF thể hiện giá trị tốt của đồng tiền.
Theo sau Anh, Na Uy cam kết góp 72 triệu USD năm 2013, tăng 10 triệu USD so với năm nay và Thụy Sĩ sẽ tăng mức cam kết lên 77 triệu USD.
Mỹ cho biết sẽ đóng góp 4 triệu USD cho CERF trong năm tới song nhấn mạnh nước này trao phần lớn viện trợ của họ trực tiếp cho các cơ quan của Liên hợp quốc. Nga cam kết góp quỹ 2 triệu USD và Trung Quốc đóng góp 500.000 USD./.
(TTXVN)