Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 2223/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Quyết định nêu rõ mục tiêu đến năm 2020, xây dựng hệ thống cảng cạn đạt công suất khoảng 6 triệu TEU/năm; đến năm 2030, hệ thống cảng cạn đạt công suất 14,2 triệu TEU/năm.
Theo đó, hệ thống cảng biển được quy hoạch theo 3 miền. Cụ thể, miền Bắc hình thành 5 cảng cạn tại khu vực kinh tế ven biển, hành lang kinh tế Hà Nội - Lào Cai, hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn, khu vực kinh tế Tây Bắc Hà Nội; khu vực kinh tế Đông Nam Hà Nội.
Miền Trung - Tây Nguyên hình thành 5 cảng cạn tại khu kinh tế Nghi Sơn, hành lang kinh tế đường 8 và đường 12A, hành lang kinh tế đường 9, khu vực kinh tế Đà Nẵng - Huế, hành lang kinh tế đường 19.
Miền Nam hình thành 3 cảng cạn tại khu vực kinh tế Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực kinh tế Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long.
Cảng cạn có các chức năng nhận và gửi hàng hóa được vận chuyển bằng container; đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container; vận chuyển hàng container từ cảng cạn đến cảng biển và ngược lại; kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu;...
Vì vậy, tiêu chí để hình thành cảng cạn, bao gồm phải được hình thành trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế của vùng có khối lượng lớn hàng hóa xuất, nhập khẩu bằng container (trên 50.000 TEU) hoặc tại khu vực cửa khẩu quốc tế, các khu vực thường bị ùn, tắc giao thông do phương tiện vận tải hàng hóa gây nên (trên 30.000 TEU); Gắn với các hành lang vận tải chính (trục giao thông quốc gia, quốc tế) tới cảng biển phục vụ phát triển kinh tế vùng.
Bên cạnh đó, cảng cạn phải được kết nối với cảng biển ít nhất 2 phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đa phương thức (ưu tiên vị trí cảng cạn gắn với phương thức có năng lực vận tải cao); kết nối thuận tiện với hệ thống giao thông, sử dụng hợp lý các phương thức vận tải để có hiệu quả kinh tế và đảm bảo an toàn trong quá trình vận tải.
Ngoài ra, cảng cạn phải đảm bảo đủ quỹ đất để đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài (tối thiểu là 10ha); đảm bảo đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức hữu quan và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, công nghệ, quốc phòng, an ninh..
Để đạt được mục tiêu trên Thủ tướng Chính phủ quyết định huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để phát triển hệ thống cảng cạn và hệ thống giao thông kết nối; hoàn thiện cơ chế cho thuê khai thác cảng cạn được đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước; tạo môi trường thông thoáng trong đầu tư; tăng cường công tác quản lý nhà nước.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 13/12/2011./.
Quyết định nêu rõ mục tiêu đến năm 2020, xây dựng hệ thống cảng cạn đạt công suất khoảng 6 triệu TEU/năm; đến năm 2030, hệ thống cảng cạn đạt công suất 14,2 triệu TEU/năm.
Theo đó, hệ thống cảng biển được quy hoạch theo 3 miền. Cụ thể, miền Bắc hình thành 5 cảng cạn tại khu vực kinh tế ven biển, hành lang kinh tế Hà Nội - Lào Cai, hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn, khu vực kinh tế Tây Bắc Hà Nội; khu vực kinh tế Đông Nam Hà Nội.
Miền Trung - Tây Nguyên hình thành 5 cảng cạn tại khu kinh tế Nghi Sơn, hành lang kinh tế đường 8 và đường 12A, hành lang kinh tế đường 9, khu vực kinh tế Đà Nẵng - Huế, hành lang kinh tế đường 19.
Miền Nam hình thành 3 cảng cạn tại khu vực kinh tế Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực kinh tế Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long.
Cảng cạn có các chức năng nhận và gửi hàng hóa được vận chuyển bằng container; đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container; vận chuyển hàng container từ cảng cạn đến cảng biển và ngược lại; kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu;...
Vì vậy, tiêu chí để hình thành cảng cạn, bao gồm phải được hình thành trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế của vùng có khối lượng lớn hàng hóa xuất, nhập khẩu bằng container (trên 50.000 TEU) hoặc tại khu vực cửa khẩu quốc tế, các khu vực thường bị ùn, tắc giao thông do phương tiện vận tải hàng hóa gây nên (trên 30.000 TEU); Gắn với các hành lang vận tải chính (trục giao thông quốc gia, quốc tế) tới cảng biển phục vụ phát triển kinh tế vùng.
Bên cạnh đó, cảng cạn phải được kết nối với cảng biển ít nhất 2 phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đa phương thức (ưu tiên vị trí cảng cạn gắn với phương thức có năng lực vận tải cao); kết nối thuận tiện với hệ thống giao thông, sử dụng hợp lý các phương thức vận tải để có hiệu quả kinh tế và đảm bảo an toàn trong quá trình vận tải.
Ngoài ra, cảng cạn phải đảm bảo đủ quỹ đất để đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài (tối thiểu là 10ha); đảm bảo đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức hữu quan và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, công nghệ, quốc phòng, an ninh..
Để đạt được mục tiêu trên Thủ tướng Chính phủ quyết định huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để phát triển hệ thống cảng cạn và hệ thống giao thông kết nối; hoàn thiện cơ chế cho thuê khai thác cảng cạn được đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước; tạo môi trường thông thoáng trong đầu tư; tăng cường công tác quản lý nhà nước.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 13/12/2011./.
(TTXVN/Vietnam+)