Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong y tế đến năm 2020.
Quy hoạch có mục tiêu chung là tăng cường ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong y tế; tập trung phát triển các kỹ thuật hiện đại sử dụng tính ưu việt của bức xạ và đồng vị phóng xạ để phục vụ và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Theo đó, một trong các mục tiêu cụ thể của Quy hoạch là đến năm 2020, 80% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cơ sở y học hạt nhân và cơ sở ung bướu có thiết bị xạ trị. Toàn quốc đạt tỷ lệ ít nhất 1 thiết bị xạ trị và 1 thiết bị xạ hình trên 1 triệu dân.
Bên cạnh đó, 80% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 1 máy chụp mạch số hóa; 80% bệnh viện đa khoa khu vực có 1 máy chụp cắt lớp vi tính; 100% bệnh viện huyện có máy X- quang cao tần.
Mục tiêu khác của Quy hoạch là đến năm 2020, tập trung sản xuất thiết bị y tế đảm bảo đáp ứng 20% nhu cầu sử dụng thiết bị y tế công nghệ cao ứng dụng bức xạ và 30% thiết bị hỗ trợ cho các trung tâm và khoa y học hạt nhân, xạ trị và điện quang; tập trung sản xuất đồng vị và dược chất phóng xạ đáp ứng 70% nhu cầu sử dụng.
Nội dung Quy hoạch đến năm 2020 gồm phát triển y học hạt nhân; phát triển xạ trị; phát triển điện quang; thành lập Viện Y học bức xạ trung ương trực thuộc Bộ Y tế; phát triển năng lực kiểm tra, bảo đảm chất lượng và nâng cao khả năng sản xuất các thiết bị bức xạ và bảo đảm an toàn bức xạ; xây dựng hệ thống ứng phó sự cố hạt nhân, cấp cứu và điều trị các trường hợp bị nhiễm xạ;...
Giai đoạn từ nay đến năm 2015, tập trung đầu tư các dự án xây dựng các trung tâm y học hạt nhân, xạ trị, điện quang, trong đó ưu tiên các dự án trọng điểm là Trung tâm Y học hạt nhân trung ương tại Bệnh viện Bạch Mai, Trung tâm Xạ trị trung ương tại Bệnh viện K, Trung tâm Điện quang trung ương tại Bệnh viện Bạch Mai, Trung tâm Y học hạt nhân và xạ trị tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Trung tâm Y tế ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tại Viện Y học phóng xạ và ung bướu quân đội. Chú trọng ứng dụng sản phẩm đồng vị phóng xạ của lò phản ứng hạt nhân tại Đà Lạt và lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu mới trong tương lai...
Từ 2016-2020, một trong các nhiệm vụ của giai đoạn này là tập trung đầu tư trang thiết bị cấp cứu, chẩn đoán, điều trị, tăng cường năng lực cho các đơn vị cấp cứu, điều trị nạn nhân nhiễm xạ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đa khoa trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy. Đầu tư xây dựng, tăng cường năng lực ứng phó, cấp cứu y tế đối với sự cố bức xạ, hạt nhân cho Viện Y học bức xạ trung ương./.
Quy hoạch có mục tiêu chung là tăng cường ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong y tế; tập trung phát triển các kỹ thuật hiện đại sử dụng tính ưu việt của bức xạ và đồng vị phóng xạ để phục vụ và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Theo đó, một trong các mục tiêu cụ thể của Quy hoạch là đến năm 2020, 80% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cơ sở y học hạt nhân và cơ sở ung bướu có thiết bị xạ trị. Toàn quốc đạt tỷ lệ ít nhất 1 thiết bị xạ trị và 1 thiết bị xạ hình trên 1 triệu dân.
Bên cạnh đó, 80% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 1 máy chụp mạch số hóa; 80% bệnh viện đa khoa khu vực có 1 máy chụp cắt lớp vi tính; 100% bệnh viện huyện có máy X- quang cao tần.
Mục tiêu khác của Quy hoạch là đến năm 2020, tập trung sản xuất thiết bị y tế đảm bảo đáp ứng 20% nhu cầu sử dụng thiết bị y tế công nghệ cao ứng dụng bức xạ và 30% thiết bị hỗ trợ cho các trung tâm và khoa y học hạt nhân, xạ trị và điện quang; tập trung sản xuất đồng vị và dược chất phóng xạ đáp ứng 70% nhu cầu sử dụng.
Nội dung Quy hoạch đến năm 2020 gồm phát triển y học hạt nhân; phát triển xạ trị; phát triển điện quang; thành lập Viện Y học bức xạ trung ương trực thuộc Bộ Y tế; phát triển năng lực kiểm tra, bảo đảm chất lượng và nâng cao khả năng sản xuất các thiết bị bức xạ và bảo đảm an toàn bức xạ; xây dựng hệ thống ứng phó sự cố hạt nhân, cấp cứu và điều trị các trường hợp bị nhiễm xạ;...
Giai đoạn từ nay đến năm 2015, tập trung đầu tư các dự án xây dựng các trung tâm y học hạt nhân, xạ trị, điện quang, trong đó ưu tiên các dự án trọng điểm là Trung tâm Y học hạt nhân trung ương tại Bệnh viện Bạch Mai, Trung tâm Xạ trị trung ương tại Bệnh viện K, Trung tâm Điện quang trung ương tại Bệnh viện Bạch Mai, Trung tâm Y học hạt nhân và xạ trị tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Trung tâm Y tế ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tại Viện Y học phóng xạ và ung bướu quân đội. Chú trọng ứng dụng sản phẩm đồng vị phóng xạ của lò phản ứng hạt nhân tại Đà Lạt và lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu mới trong tương lai...
Từ 2016-2020, một trong các nhiệm vụ của giai đoạn này là tập trung đầu tư trang thiết bị cấp cứu, chẩn đoán, điều trị, tăng cường năng lực cho các đơn vị cấp cứu, điều trị nạn nhân nhiễm xạ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đa khoa trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy. Đầu tư xây dựng, tăng cường năng lực ứng phó, cấp cứu y tế đối với sự cố bức xạ, hạt nhân cho Viện Y học bức xạ trung ương./.
(TTXVN/Vietnam+)