Nhằm nâng cao niềm tin trong nước trong bối cảnh các bộ trưởng tài chính các nước phát triển đang chuẩn bị nhóm họp khẩn cấp bàn về cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng euro (Eurozone), Ngân hàng trung ương Australia (RBA) ngày 5/6 chính thức cắt giảm lãi suất cơ bản thêm 25 điểm cơ bản xuống 3,5%.
Đây là lần cắt giảm lãi suất tháng thứ hai liên tiếp của Australia khi tăng trưởng kinh tế yếu kém cả ở trong nước lẫn ngoài nước.
Động thái này được đưa ra sau khi các chỉ số kinh tế toàn cầu, từ thị trường việc làm Mỹ cho đến sản xuất công nghiệp Trung Quốc, đều đi xuống, trong khi nền kinh tế 1,4 nghìn tỷ đôla Australia (AUD) phụ thuộc nhiều vào nhu cầu từ bên ngoài đối với các nguồn tài nguyên xuất khẩu của nước này.
Mặc dù được Bộ trưởng Tài chính Wayne Swan cho rằng đây là bước đi cần thiết để Australia trở lại đạt thặng dư ngân sách, song mức giảm lãi suất lần này vẫn được cho là không như kỳ vọng khi bức tranh kinh tế toàn cầu hiện quá u ám.
Tỷ lệ lãi suất hiện tại cũng là mức thấp nhất ở Australia kể từ tháng 12/2009, song vẫn quá cao so với các mức thấp kỷ lục của Mỹ, Nhật Bản và châu Âu, vì vậy giới đầu tư có lý do để dự đoán rằng có khả năng RBA sẽ tiếp tục cắt giảm thêm 100 điểm cơ bản nữa trong vòng một năm tới.
Và nếu như vậy thì tỷ lệ lãi suất của Australia sẽ giảm xuống dưới mức thấp kỷ lục 3% được áp dụng trong giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua.
Một số nhà phân tích cũng hy vọng từ nay đến cuối năm RBA sẽ còn ít nhất là một lần cắt giảm lãi suất nữa.
Có khá nhiều lý do ở trong nước để RBA ưu tiên chính sách kích thích tiền tệ ngay tại thời điểm này.
Ngoài tác động của cuộc khủng hoảng ở Khu vực Eurozone đối với nhiều lĩnh vực kinh tế trong nước (chẳng hạn như hãng hàng không hàng đầu Australia, Qantas Airways, mới đây cảnh báo lợi nhuận của hãng có thể sẽ sụt giảm mạnh do thua lỗ ở mảng kinh doanh quốc tế), cón có sức ép về giá cả (khi các số đo về lạm phát cơ bản đã ở gần mức sàn của mục tiêu mà BBA đặt ra trong dài hạn là từ 2-3%), và chính sách tài khóa bị siết chặt.
Thêm vào đó, đồng AUD mạnh lên và cạnh tranh quốc tế gay gắt cũng đang gây sức ép lên ngành công nghiệp và du lịch của Australia, trong khi lĩnh vực bán lẻ và thị trường bất động sản cũng bị ảnh hưởng mạnh vì sự chuyển hướng trong chi tiêu (dè sẻn hơn) của người tiêu dùng Australia.
Tuy nhiên, ngành khai mỏ khổng lồ của Australia đang tiếp tục được hưởng làn sóng bùng nổ đầu tư hiếm hoi, nhưng tăng trưởng xuất khẩu vẫn bị cản trở vì cả thời tiết xấu lẫn nguồn cung hạn hẹp.
Theo các số liệu chính thức công bố ngày 5/6, xuất khẩu của Australia đã giảm hơn 7% trong quý I, theo đó tỷ trọng của xuất khẩu ròng so với GDP đã co lại 0,5 điểm phần trăm trong quý này./.
Đây là lần cắt giảm lãi suất tháng thứ hai liên tiếp của Australia khi tăng trưởng kinh tế yếu kém cả ở trong nước lẫn ngoài nước.
Động thái này được đưa ra sau khi các chỉ số kinh tế toàn cầu, từ thị trường việc làm Mỹ cho đến sản xuất công nghiệp Trung Quốc, đều đi xuống, trong khi nền kinh tế 1,4 nghìn tỷ đôla Australia (AUD) phụ thuộc nhiều vào nhu cầu từ bên ngoài đối với các nguồn tài nguyên xuất khẩu của nước này.
Mặc dù được Bộ trưởng Tài chính Wayne Swan cho rằng đây là bước đi cần thiết để Australia trở lại đạt thặng dư ngân sách, song mức giảm lãi suất lần này vẫn được cho là không như kỳ vọng khi bức tranh kinh tế toàn cầu hiện quá u ám.
Tỷ lệ lãi suất hiện tại cũng là mức thấp nhất ở Australia kể từ tháng 12/2009, song vẫn quá cao so với các mức thấp kỷ lục của Mỹ, Nhật Bản và châu Âu, vì vậy giới đầu tư có lý do để dự đoán rằng có khả năng RBA sẽ tiếp tục cắt giảm thêm 100 điểm cơ bản nữa trong vòng một năm tới.
Và nếu như vậy thì tỷ lệ lãi suất của Australia sẽ giảm xuống dưới mức thấp kỷ lục 3% được áp dụng trong giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua.
Một số nhà phân tích cũng hy vọng từ nay đến cuối năm RBA sẽ còn ít nhất là một lần cắt giảm lãi suất nữa.
Có khá nhiều lý do ở trong nước để RBA ưu tiên chính sách kích thích tiền tệ ngay tại thời điểm này.
Ngoài tác động của cuộc khủng hoảng ở Khu vực Eurozone đối với nhiều lĩnh vực kinh tế trong nước (chẳng hạn như hãng hàng không hàng đầu Australia, Qantas Airways, mới đây cảnh báo lợi nhuận của hãng có thể sẽ sụt giảm mạnh do thua lỗ ở mảng kinh doanh quốc tế), cón có sức ép về giá cả (khi các số đo về lạm phát cơ bản đã ở gần mức sàn của mục tiêu mà BBA đặt ra trong dài hạn là từ 2-3%), và chính sách tài khóa bị siết chặt.
Thêm vào đó, đồng AUD mạnh lên và cạnh tranh quốc tế gay gắt cũng đang gây sức ép lên ngành công nghiệp và du lịch của Australia, trong khi lĩnh vực bán lẻ và thị trường bất động sản cũng bị ảnh hưởng mạnh vì sự chuyển hướng trong chi tiêu (dè sẻn hơn) của người tiêu dùng Australia.
Tuy nhiên, ngành khai mỏ khổng lồ của Australia đang tiếp tục được hưởng làn sóng bùng nổ đầu tư hiếm hoi, nhưng tăng trưởng xuất khẩu vẫn bị cản trở vì cả thời tiết xấu lẫn nguồn cung hạn hẹp.
Theo các số liệu chính thức công bố ngày 5/6, xuất khẩu của Australia đã giảm hơn 7% trong quý I, theo đó tỷ trọng của xuất khẩu ròng so với GDP đã co lại 0,5 điểm phần trăm trong quý này./.
Thùy Chi (TTXVN)