Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 22/6 cho biết tại Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil, các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết dành khoảng 513 tỷ USD để thúc đẩy phát triển bền vững trên toàn cầu vì tương lai mà nhân loại mong muốn.
Trong một thông cáo báo chí đăng trên trang web của Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Ban Ki-moon cho biết ông được khích lệ bởi gần 700 cam kết chính trị mạnh mẽ của các chính phủ các nước thành viên Liên hợp quốc, khu vực kinh tế tư nhân, các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức quốc tế khác.
Kết thúc hội nghị Rio+20, các nhà lãnh đạo thế giới đã đạt được đồng thuận về Văn bản chính trị cuối cùng có tên gọi "Vì tương lai chúng ta mong muốn."
Văn bản này kêu gọi thế giới thực hiện hàng loạt hành động như bắt đầu quá trình thiết lập các Mục tiêu phát triển bền vững, cụ thể hóa phương thức nền kinh tế xanh có thể được sử dụng như là công cụ để đạt được phát triển bền vững, thúc đẩy các biện pháp giám sát sự bền vững của các công ty, thực hiện các tiêu chuẩn ngoài tiêu chuẩn Tổng sản phẩm nội địa (GDP) để đánh giá tiến bộ của một quốc gia, phát triển chiến lược tài trợ phát triển bền vững, thông qua khuôn khổ tiến tới sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Văn bản cuối cùng của Rio+20 cũng tập trung cải thiện bình đẳng giới, thừa nhận tầm quan trọng của cam kết tự nguyện về phát triển bền vững, nhấn mạnh nhu cầu tham gia của các tổ chức xã hội dân sự và hội nhập khoa học vào chính sách.
Tổng Thư ký Hội nghị Rio+20 Sha Zukang nhấn mạnh những cam kết được chia sẻ tại Rio+20 cho thấy các chính phủ, hệ thống Liên hợp quốc và 9 nhóm tổ chức xã hội dân sự và tổ chức quốc tế quan trọng dự Hội nghị Rio+20 nghiêm túc về những hành động cụ thể và các biện pháp thực hiện thúc đẩy phát triển bền vững.
Trong 513 tỷ USD cam kết tài trợ cho phát triển bền vững trên toàn cầu, có 323 tỷ USD sẽ được dành cho sáng kiến "Năng lượng bền vững cho tất cả" (do Tổng thư ký Liên hợp quốc đưa ra) để thế giới đạt được sự tiếp cận phổ cập các nguồn năng lượng bền vững vào năm 2030.
Ngoài ra, Hội nghị Rio+20 cũng đưa ra một loạt cam kết, bao gồm trồng 100 triệu cây xanh, trao quyền cho 5.000 nữ doanh nhân trong các doanh nghiệp kinh tế xanh ở châu Phi, mỗi năm tái chế 800.000 tấn nhựa PVC - một trong những loại chất dẻo được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay...
Theo số liệu của Liên hợp quốc, hơn 40.000 đại biểu trong đó có 130 vị đứng đầu Nhà nước và chính phủ, các nghị sỹ quốc hội, các thị trưởng, các quan chức chính phủ, các nhà kinh doanh và các nhà lãnh đạo các tổ chức xã hội dân sự... đã đến Rio de Janeiro tham dự Hội nghị Rio+20.
Hơn 50 triệu người trên toàn cầu đã theo dõi Hội nghị trên các phương tiện thông tin đại chúng cùng đóng góp các ý kiến và ý tưởng, biến diễn đàn Rio+20 thành nền tảng chủ đạo để thiết lập cuộc đối thoại toàn cầu về các vấn đề phát triển bền vững trong thời gian cả trước và trong Hội nghị./.
Trong một thông cáo báo chí đăng trên trang web của Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Ban Ki-moon cho biết ông được khích lệ bởi gần 700 cam kết chính trị mạnh mẽ của các chính phủ các nước thành viên Liên hợp quốc, khu vực kinh tế tư nhân, các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức quốc tế khác.
Kết thúc hội nghị Rio+20, các nhà lãnh đạo thế giới đã đạt được đồng thuận về Văn bản chính trị cuối cùng có tên gọi "Vì tương lai chúng ta mong muốn."
Văn bản này kêu gọi thế giới thực hiện hàng loạt hành động như bắt đầu quá trình thiết lập các Mục tiêu phát triển bền vững, cụ thể hóa phương thức nền kinh tế xanh có thể được sử dụng như là công cụ để đạt được phát triển bền vững, thúc đẩy các biện pháp giám sát sự bền vững của các công ty, thực hiện các tiêu chuẩn ngoài tiêu chuẩn Tổng sản phẩm nội địa (GDP) để đánh giá tiến bộ của một quốc gia, phát triển chiến lược tài trợ phát triển bền vững, thông qua khuôn khổ tiến tới sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Văn bản cuối cùng của Rio+20 cũng tập trung cải thiện bình đẳng giới, thừa nhận tầm quan trọng của cam kết tự nguyện về phát triển bền vững, nhấn mạnh nhu cầu tham gia của các tổ chức xã hội dân sự và hội nhập khoa học vào chính sách.
Tổng Thư ký Hội nghị Rio+20 Sha Zukang nhấn mạnh những cam kết được chia sẻ tại Rio+20 cho thấy các chính phủ, hệ thống Liên hợp quốc và 9 nhóm tổ chức xã hội dân sự và tổ chức quốc tế quan trọng dự Hội nghị Rio+20 nghiêm túc về những hành động cụ thể và các biện pháp thực hiện thúc đẩy phát triển bền vững.
Trong 513 tỷ USD cam kết tài trợ cho phát triển bền vững trên toàn cầu, có 323 tỷ USD sẽ được dành cho sáng kiến "Năng lượng bền vững cho tất cả" (do Tổng thư ký Liên hợp quốc đưa ra) để thế giới đạt được sự tiếp cận phổ cập các nguồn năng lượng bền vững vào năm 2030.
Ngoài ra, Hội nghị Rio+20 cũng đưa ra một loạt cam kết, bao gồm trồng 100 triệu cây xanh, trao quyền cho 5.000 nữ doanh nhân trong các doanh nghiệp kinh tế xanh ở châu Phi, mỗi năm tái chế 800.000 tấn nhựa PVC - một trong những loại chất dẻo được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay...
Theo số liệu của Liên hợp quốc, hơn 40.000 đại biểu trong đó có 130 vị đứng đầu Nhà nước và chính phủ, các nghị sỹ quốc hội, các thị trưởng, các quan chức chính phủ, các nhà kinh doanh và các nhà lãnh đạo các tổ chức xã hội dân sự... đã đến Rio de Janeiro tham dự Hội nghị Rio+20.
Hơn 50 triệu người trên toàn cầu đã theo dõi Hội nghị trên các phương tiện thông tin đại chúng cùng đóng góp các ý kiến và ý tưởng, biến diễn đàn Rio+20 thành nền tảng chủ đạo để thiết lập cuộc đối thoại toàn cầu về các vấn đề phát triển bền vững trong thời gian cả trước và trong Hội nghị./.
(TTXVN)