“Có gần với dân bản mới thực sự thấu hiểu,” đó là lời chia sẻ tâm huyết của chàng cán bộ trẻ, tân Phó Chủ tịch xã Axan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam sau khi hoàn thành khóa học đào tạo của dự án tuyển chọn 600 Phó Chủ tịch xã thuộc 62 huyện nghèo trong cả nước.
Anh Tơ Ngoi Tờ là một trong những đội viên giỏi của dự án 600 Phó Chủ tịch xã của 6 tỉnh miền núi được tuyển chọn bổ sung năm 2012.
Nội lực của chàng trai nghèo hiếu học…
Sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương đùm bọc của làng bản người dân Cơ Tu thuộc xã Chởm, huyện Tây Giang, Quảng Nam, chàng trai sinh năm 1984 thấu hiểu hơn ai hết nỗi vất vả nơi vùng quê vốn nghèo khó.
Giữa vùng đất nắng gió miền trung, quanh năm làm bạn với “con ma” nghèo đói, nhìn những mái nhà tranh lụp xụp thấp thoáng xen núi đồi, anh không khỏi xót xa mong quê anh có mái nhà lợp ngói, chống mưa chống gió mùa thiên tai.
Ánh mắt đỏ hoe, anh kể, vì nhà xa trường học, đường gồ ghề khúc khuỷu nên ngày ngày tới lớp anh phải băng bộ vượt đường rừng tận 4 giờ đồng hồ mới tới nơi, có hôm mưa gió, chặng đường đi còn khó khăn hơn nhiều và phải dậy đi từ tờ mờ sáng.
Nhớ một lần bị cảm nặng không tới lớp được, thầy giáo đã đích thân tới nhà thăm hỏi và động viên. Được khích lệ, Tơ Ngoi Tờ thêm gắng sức học tập, quyết tâm bước chân vào giảng đường đại học.
Không phụ lòng trông đợi, ngày anh đậu vào trường Đại học Nông Lâm Huế cũng là ngày gia đình anh tràn đầy niềm vui hạnh phúc, nhưng vẫn còn đó nỗi niềm thấp thỏm lo âu của người mẹ tảo tần trộm liếc nhìn mái tóc phủ màu sương gió của người cha già yếu.
Đắn đo suy nghĩ trước hoàn cảnh gia đình nhưng với cố gắng nỗ lực vừa đi học vừa đi làm, tự kiếm tiền nuôi thân gánh bớt nỗi cực nhọc cho gia đình.
Trong suốt những năm tháng trên ghế giảng đường anh luôn đạt thành tích học tốt và chăm chỉ rèn luyện. Ngày về thăm quê thêm một thưa dần khi bận bịu với việc học ôn thi và lo kiếm tiền làm thêm.
Anh chực khóc khi nhắc đến nỗi tủi thân - điều khiến anh day dứt suốt cuộc đời, cũng là động lực thôi thúc anh cố gắng vươn lên. Đó là việc khi nhận được tin cha mất, vì không có nổi vài chục nghìn tiền xe để về, anh đành nén chặt cảm xúc để tang hình ảnh người cha kính yêu trong lòng. Tận sâu tâm khảm mình, anh thổn thức nguyện vươn lên vượt qua hoàn cảnh, thay đổi số phận.
Với những cái Tết xa quê, xa gia đình, chắt chiu từng đồng tiền để trang trải cuộc sống ăn học, nhưng tình yêu quê hương vẫn thống thiết chảy ngóng đợi ngày trở về cống hiến làm giàu bản làng.
Sâu nặng tình quê
Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Nông Lâm Huế, anh Tờ được nhận về làm cán bộ văn hóa tại UBND huyện Tây Giang, nhưng khi biết đến dự án 600 Phó Chủ tịch xã anh đã tình nguyện tham gia dự án, rời ghế một cán bộ huyện trở về xã để giúp bà con thoát nghèo.
Nhiều người cũng không khỏi ngỡ ngàng khi anh quyết định rời chiếc ghế cán bộ huyện để trở về xã làm việc. Trong khi biết bao người cố gắng để vươn lên chiếc ghế cao hơn, thì anh lại làm một điều “ngược thời” với tất cả.
Xã Axan nơi anh công tác là một trong những xã thuộc diện nghèo nhất của huyện Tây Giang, vào tới xã dường như anh mất hẳn liên lạc với gia đình, người thân vì “ngay cả sóng điện thoại cũng không có tín hiệu kết nối,” anh nói.
Thế nhưng với tinh thần tự nguyện và ước mong “khai sáng” văn hóa, nhằm xóa đói nghèo cho mảnh đất quê hương, không ngần ngại chàng thanh niên trẻ tuổi vẫn ngày ngày băng rừng vượt đèo tận tình giúp đỡ bà con dân bản, chỉ trong thời gian ngắn anh đã khiến bao người mến mộ.
Được dân bản tin yêu, chàng cán bộ trẻ thêm nỗ lực, những tháng năm nhọc nhằn nhiều khi anh tưởng chừng như mình đã gục ngã, song “với ý chí vươn lên, vượt qua hoàn cảnh anh Tờ thực sự trở thành tấm gương đầy nghị lực,” chị Nguyễn Thị Hằng (đội viên tri thức trẻ dự án 600 Phó Chủ tịch xã) thán phục.
Chia sẻ về suy nghĩ này anh nói: “Có lớn lên trong gian khổ mới thấm nhuần được nỗi khó nhọc của bà con, mình xuất thân từ bần nông cùng cực, mình chỉ muốn cải thiện đời sống cho bà con dân bản được mở mày mở mặt và ngày càng văn mình tiến bộ hơn.”
Theo lời ông Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng vụ công tác Thanh Niên (Bộ Nội Vụ,) Giám đốc ban quản lý dự án 600 Phó Chủ tịch xã cũng đánh giá, dự án là một bước ngoặt trong công tác đào tạo nguồn nhân lực trẻ và đặt niềm tin, sự kỳ vọng đối với thế hệ trẻ hi vọng cải thiện được đời sống bà con vùng khó khăn thoát khỏi nguy cơ đói nghèo.
Tiếng chim rừng lảnh lót báo hiệu một mùa xuân đã về, đâu đó quanh đây vẫn còn nhiều tấm gương nỗ lực như anh Tơ Ngoi Tờ, nguyện thắp sáng nhen lên ánh lửa niềm vui cho mọi vùng trên khắp mọi miền của đất nước./.
Anh Tơ Ngoi Tờ là một trong những đội viên giỏi của dự án 600 Phó Chủ tịch xã của 6 tỉnh miền núi được tuyển chọn bổ sung năm 2012.
Nội lực của chàng trai nghèo hiếu học…
Sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương đùm bọc của làng bản người dân Cơ Tu thuộc xã Chởm, huyện Tây Giang, Quảng Nam, chàng trai sinh năm 1984 thấu hiểu hơn ai hết nỗi vất vả nơi vùng quê vốn nghèo khó.
Giữa vùng đất nắng gió miền trung, quanh năm làm bạn với “con ma” nghèo đói, nhìn những mái nhà tranh lụp xụp thấp thoáng xen núi đồi, anh không khỏi xót xa mong quê anh có mái nhà lợp ngói, chống mưa chống gió mùa thiên tai.
Ánh mắt đỏ hoe, anh kể, vì nhà xa trường học, đường gồ ghề khúc khuỷu nên ngày ngày tới lớp anh phải băng bộ vượt đường rừng tận 4 giờ đồng hồ mới tới nơi, có hôm mưa gió, chặng đường đi còn khó khăn hơn nhiều và phải dậy đi từ tờ mờ sáng.
Nhớ một lần bị cảm nặng không tới lớp được, thầy giáo đã đích thân tới nhà thăm hỏi và động viên. Được khích lệ, Tơ Ngoi Tờ thêm gắng sức học tập, quyết tâm bước chân vào giảng đường đại học.
Không phụ lòng trông đợi, ngày anh đậu vào trường Đại học Nông Lâm Huế cũng là ngày gia đình anh tràn đầy niềm vui hạnh phúc, nhưng vẫn còn đó nỗi niềm thấp thỏm lo âu của người mẹ tảo tần trộm liếc nhìn mái tóc phủ màu sương gió của người cha già yếu.
Đắn đo suy nghĩ trước hoàn cảnh gia đình nhưng với cố gắng nỗ lực vừa đi học vừa đi làm, tự kiếm tiền nuôi thân gánh bớt nỗi cực nhọc cho gia đình.
Trong suốt những năm tháng trên ghế giảng đường anh luôn đạt thành tích học tốt và chăm chỉ rèn luyện. Ngày về thăm quê thêm một thưa dần khi bận bịu với việc học ôn thi và lo kiếm tiền làm thêm.
Anh chực khóc khi nhắc đến nỗi tủi thân - điều khiến anh day dứt suốt cuộc đời, cũng là động lực thôi thúc anh cố gắng vươn lên. Đó là việc khi nhận được tin cha mất, vì không có nổi vài chục nghìn tiền xe để về, anh đành nén chặt cảm xúc để tang hình ảnh người cha kính yêu trong lòng. Tận sâu tâm khảm mình, anh thổn thức nguyện vươn lên vượt qua hoàn cảnh, thay đổi số phận.
Với những cái Tết xa quê, xa gia đình, chắt chiu từng đồng tiền để trang trải cuộc sống ăn học, nhưng tình yêu quê hương vẫn thống thiết chảy ngóng đợi ngày trở về cống hiến làm giàu bản làng.
Sâu nặng tình quê
Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Nông Lâm Huế, anh Tờ được nhận về làm cán bộ văn hóa tại UBND huyện Tây Giang, nhưng khi biết đến dự án 600 Phó Chủ tịch xã anh đã tình nguyện tham gia dự án, rời ghế một cán bộ huyện trở về xã để giúp bà con thoát nghèo.
Nhiều người cũng không khỏi ngỡ ngàng khi anh quyết định rời chiếc ghế cán bộ huyện để trở về xã làm việc. Trong khi biết bao người cố gắng để vươn lên chiếc ghế cao hơn, thì anh lại làm một điều “ngược thời” với tất cả.
Xã Axan nơi anh công tác là một trong những xã thuộc diện nghèo nhất của huyện Tây Giang, vào tới xã dường như anh mất hẳn liên lạc với gia đình, người thân vì “ngay cả sóng điện thoại cũng không có tín hiệu kết nối,” anh nói.
Thế nhưng với tinh thần tự nguyện và ước mong “khai sáng” văn hóa, nhằm xóa đói nghèo cho mảnh đất quê hương, không ngần ngại chàng thanh niên trẻ tuổi vẫn ngày ngày băng rừng vượt đèo tận tình giúp đỡ bà con dân bản, chỉ trong thời gian ngắn anh đã khiến bao người mến mộ.
Được dân bản tin yêu, chàng cán bộ trẻ thêm nỗ lực, những tháng năm nhọc nhằn nhiều khi anh tưởng chừng như mình đã gục ngã, song “với ý chí vươn lên, vượt qua hoàn cảnh anh Tờ thực sự trở thành tấm gương đầy nghị lực,” chị Nguyễn Thị Hằng (đội viên tri thức trẻ dự án 600 Phó Chủ tịch xã) thán phục.
Chia sẻ về suy nghĩ này anh nói: “Có lớn lên trong gian khổ mới thấm nhuần được nỗi khó nhọc của bà con, mình xuất thân từ bần nông cùng cực, mình chỉ muốn cải thiện đời sống cho bà con dân bản được mở mày mở mặt và ngày càng văn mình tiến bộ hơn.”
Theo lời ông Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng vụ công tác Thanh Niên (Bộ Nội Vụ,) Giám đốc ban quản lý dự án 600 Phó Chủ tịch xã cũng đánh giá, dự án là một bước ngoặt trong công tác đào tạo nguồn nhân lực trẻ và đặt niềm tin, sự kỳ vọng đối với thế hệ trẻ hi vọng cải thiện được đời sống bà con vùng khó khăn thoát khỏi nguy cơ đói nghèo.
Tiếng chim rừng lảnh lót báo hiệu một mùa xuân đã về, đâu đó quanh đây vẫn còn nhiều tấm gương nỗ lực như anh Tơ Ngoi Tờ, nguyện thắp sáng nhen lên ánh lửa niềm vui cho mọi vùng trên khắp mọi miền của đất nước./.
Tâm Tâm (Vietnam+)