Người dân huyện K’Bang (Gia Lai) đang bức xúc trước tình trạng hơn 20ha rừng bị băm nát để lấy đất sản xuất.
Dù sự việc đã diễn ra trong thời gian dài nhưng lực lượng kiểm lâm lẫn chính quyền các cấp dường như… không hề hay biết (?). Đến lúc phát hiện được thì cả một cánh rừng xanh bạt ngàn trước kia nay chỉ còn trơ lại gốc.
Tan hoang cả cánh rừng
Chạy theo con đường vào khu di tích lịch sử Tây Sơn Thượng Đạo thuộc xã Nghĩa An, huyện K' Bang (Gia Lai), vượt qua hai trạm gác rừng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Ka Nak và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lâm nghiệp Sông Côn (Bình Định), trước mắt chúng tôi là cả một cánh rừng bị chặt hạ tan hoang, ngổn ngang các cành cây đã bị đốt cháy đen. Nhiều cây gỗ có đường kính từ 30-50 cm bị đốn hạ và xẻ thành từng lóng vuông vức.
Tại khoảnh 2 của tiểu khu 152 có đến gần 12ha rừng nằm sát đất sản xuất của người dân làng Lợt, xã Nghĩa An giờ chỉ còn trơ lại gốc, thay vào đó là bạt ngàn màu xanh của sắn và ngô được người dân trồng đã lâu.
Gần nửa trong số diện tích bị phá này có mật độ cây dày và đường kính rất lớn từ 30-50 cm. Nhiều cây gỗ lớn có đường kính 40-50 cm đã bị cưa thành từng khúc dài chừng 4-5 m, nằm ngổn ngang giữa màu xanh của sắn, bên cạnh là những đống củi khô chưa kịp đốt.
Tại khoảnh 5, hơn 7ha rừng cùng chung số phận, hàng chục cây gỗ lớn bị đốn hạ không thương tiếc. Khu vực này có mật độ cây không dày và vẫn còn một số cây gỗ lớn, nhưng cũng đã bị con người cạo sạch vỏ và đang chờ chết. Một số miếng đất đã được người dân “phân giới cắm mốc” rõ ràng.
Bên cạnh hơn 20ha rừng thuộc tiểu khu 152 bị phá tan hoang, gần 2ha rừng thuộc khoảnh 1 do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lâm nghiệp Sông Côn quản lý cũng bị chặt hạ để lấy đất sản xuất, dù khoảng rừng này cách không xa với trạm gác của đơn vị nhưng cơ quan này vẫn không hề có biện pháp ngăn chặn.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện K’Bang, nguyên nhân chính của việc phá rừng nói trên là do người dân hai làng Quao và làng Lợt của xã Nghĩa An thiếu đất sản xuất nên đốn hạ diện tích rừng trên.
Nhưng có một số thông tin thì cho rằng với diện tích rừng bị phá này, trước đó Ủy ban Nhân dân huyện đã có Công văn gửi các ngành liên quan và Ủy ban Nhân dân tỉnh xin chuyển đổi mục đích để giao cho dân sản xuất.
Nhiều người cho rằng vì thông tin này mà có một số hộ người Kinh đã thuê đồng bào dân tộc thiểu số vào tiến hành phá rừng, sau đó cho mượn đất trồng sắn và sẽ lấy lại đất để trồng cao su sau khi dự án trồng cao su của tỉnh Gia Lai được triển khai.
Cơ quan chức năng đùn đẩy trách nhiệm
Có thể khẳng định việc “xóa sổ” hơn 20ha rừng ở tiểu khu 152 đã diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng vụ việc này vẫn qua mặt được chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm trên địa bàn.
Trong khi tại địa bàn xã có đến 5 chủ thể có chức năng quản lý và bảo vệ rừng là Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Lâm nghiệp Ka Nak, Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Lâm nghiệp Sông Côn, Trung tâm thực nghiệm, Ủy ban Nhân dân xã Nghĩa An và Hạt kiểm lâm huyện K' Bang.
Diện tích rừng bị phá ở tiểu khu 152 nằm không xa các cơ quan này, thậm chí chỉ cách 10-15 phút đi bộ từ Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Lâm nghiệp Sông Côn.
Dư luận đang đặt câu hỏi liệu có sự tiếp tay của chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng có nhiệm vụ bảo vệ rừng đóng trên địa bàn?
Để làm rõ câu hỏi này, chúng tôi đã đến Ủy ban Nhân dân xã Nghĩa An để làm việc với lãnh đạo xã. Nhưng khi đến xã thì được cô nhân viên văn phòng cho biết "các “sếp” đang bận đi họp."
Liên lạc qua điện thoại với ông Hải - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nghĩa An, được ông này cho biết đang đi học chính trị cả tháng nay, vấn đề phá rừng ông chưa nắm được!?. Trước khi tắt máy ông còn kịp nhắn lại một câu: “Các anh muốn biết thì phải hỏi kiểm lâm, xã không có quyền trả lời.”
Trao đổi với ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện K’Bang (đơn vị này đóng trên địa bàn xã Nghĩa An, cách tiểu khu 152 chưa đầy 10km), ông khẳng định việc phá rừng đã xảy ra từ tháng 2/2008 cho đến nay và diện tích rừng bị phá này thuộc diện tích rừng nghèo, đối tượng là rừng sản xuất.
Ông cho biết diện tích rừng bị phá thuộc tiểu khu 152 này là do Ủy ban Nhân dân xã Nghĩa An trực tiếp quản lý, nên phía kiểm lâm không chịu trách nhiệm (!).
Diện tích của khu rừng thuộc tiểu khu 152 nằm trên địa bàn của xã Nghĩa An, huyện K’Bang. Trước kia khu rừng này thuộc sự quản lý của tỉnh Bình Định, sau khi phân định lại địa giới hành chính giữa hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thì diện tích rừng này được giao về cho tỉnh Gia Lai, trực tiếp quản lý là Ủy ban Nhân dân xã Nghĩa An.
Dù sự việc phá rừng đã xuất hiện từ đầu năm 2008, nhưng chính quyền địa phương và các lực lượng làm chức năng bảo vệ rừng vẫn không hề can thiệp, ngăn chặn./.
Dù sự việc đã diễn ra trong thời gian dài nhưng lực lượng kiểm lâm lẫn chính quyền các cấp dường như… không hề hay biết (?). Đến lúc phát hiện được thì cả một cánh rừng xanh bạt ngàn trước kia nay chỉ còn trơ lại gốc.
Tan hoang cả cánh rừng
Chạy theo con đường vào khu di tích lịch sử Tây Sơn Thượng Đạo thuộc xã Nghĩa An, huyện K' Bang (Gia Lai), vượt qua hai trạm gác rừng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Ka Nak và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lâm nghiệp Sông Côn (Bình Định), trước mắt chúng tôi là cả một cánh rừng bị chặt hạ tan hoang, ngổn ngang các cành cây đã bị đốt cháy đen. Nhiều cây gỗ có đường kính từ 30-50 cm bị đốn hạ và xẻ thành từng lóng vuông vức.
Tại khoảnh 2 của tiểu khu 152 có đến gần 12ha rừng nằm sát đất sản xuất của người dân làng Lợt, xã Nghĩa An giờ chỉ còn trơ lại gốc, thay vào đó là bạt ngàn màu xanh của sắn và ngô được người dân trồng đã lâu.
Gần nửa trong số diện tích bị phá này có mật độ cây dày và đường kính rất lớn từ 30-50 cm. Nhiều cây gỗ lớn có đường kính 40-50 cm đã bị cưa thành từng khúc dài chừng 4-5 m, nằm ngổn ngang giữa màu xanh của sắn, bên cạnh là những đống củi khô chưa kịp đốt.
Tại khoảnh 5, hơn 7ha rừng cùng chung số phận, hàng chục cây gỗ lớn bị đốn hạ không thương tiếc. Khu vực này có mật độ cây không dày và vẫn còn một số cây gỗ lớn, nhưng cũng đã bị con người cạo sạch vỏ và đang chờ chết. Một số miếng đất đã được người dân “phân giới cắm mốc” rõ ràng.
Bên cạnh hơn 20ha rừng thuộc tiểu khu 152 bị phá tan hoang, gần 2ha rừng thuộc khoảnh 1 do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lâm nghiệp Sông Côn quản lý cũng bị chặt hạ để lấy đất sản xuất, dù khoảng rừng này cách không xa với trạm gác của đơn vị nhưng cơ quan này vẫn không hề có biện pháp ngăn chặn.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện K’Bang, nguyên nhân chính của việc phá rừng nói trên là do người dân hai làng Quao và làng Lợt của xã Nghĩa An thiếu đất sản xuất nên đốn hạ diện tích rừng trên.
Nhưng có một số thông tin thì cho rằng với diện tích rừng bị phá này, trước đó Ủy ban Nhân dân huyện đã có Công văn gửi các ngành liên quan và Ủy ban Nhân dân tỉnh xin chuyển đổi mục đích để giao cho dân sản xuất.
Nhiều người cho rằng vì thông tin này mà có một số hộ người Kinh đã thuê đồng bào dân tộc thiểu số vào tiến hành phá rừng, sau đó cho mượn đất trồng sắn và sẽ lấy lại đất để trồng cao su sau khi dự án trồng cao su của tỉnh Gia Lai được triển khai.
Cơ quan chức năng đùn đẩy trách nhiệm
Có thể khẳng định việc “xóa sổ” hơn 20ha rừng ở tiểu khu 152 đã diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng vụ việc này vẫn qua mặt được chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm trên địa bàn.
Trong khi tại địa bàn xã có đến 5 chủ thể có chức năng quản lý và bảo vệ rừng là Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Lâm nghiệp Ka Nak, Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Lâm nghiệp Sông Côn, Trung tâm thực nghiệm, Ủy ban Nhân dân xã Nghĩa An và Hạt kiểm lâm huyện K' Bang.
Diện tích rừng bị phá ở tiểu khu 152 nằm không xa các cơ quan này, thậm chí chỉ cách 10-15 phút đi bộ từ Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Lâm nghiệp Sông Côn.
Dư luận đang đặt câu hỏi liệu có sự tiếp tay của chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng có nhiệm vụ bảo vệ rừng đóng trên địa bàn?
Để làm rõ câu hỏi này, chúng tôi đã đến Ủy ban Nhân dân xã Nghĩa An để làm việc với lãnh đạo xã. Nhưng khi đến xã thì được cô nhân viên văn phòng cho biết "các “sếp” đang bận đi họp."
Liên lạc qua điện thoại với ông Hải - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nghĩa An, được ông này cho biết đang đi học chính trị cả tháng nay, vấn đề phá rừng ông chưa nắm được!?. Trước khi tắt máy ông còn kịp nhắn lại một câu: “Các anh muốn biết thì phải hỏi kiểm lâm, xã không có quyền trả lời.”
Trao đổi với ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện K’Bang (đơn vị này đóng trên địa bàn xã Nghĩa An, cách tiểu khu 152 chưa đầy 10km), ông khẳng định việc phá rừng đã xảy ra từ tháng 2/2008 cho đến nay và diện tích rừng bị phá này thuộc diện tích rừng nghèo, đối tượng là rừng sản xuất.
Ông cho biết diện tích rừng bị phá thuộc tiểu khu 152 này là do Ủy ban Nhân dân xã Nghĩa An trực tiếp quản lý, nên phía kiểm lâm không chịu trách nhiệm (!).
Diện tích của khu rừng thuộc tiểu khu 152 nằm trên địa bàn của xã Nghĩa An, huyện K’Bang. Trước kia khu rừng này thuộc sự quản lý của tỉnh Bình Định, sau khi phân định lại địa giới hành chính giữa hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thì diện tích rừng này được giao về cho tỉnh Gia Lai, trực tiếp quản lý là Ủy ban Nhân dân xã Nghĩa An.
Dù sự việc phá rừng đã xuất hiện từ đầu năm 2008, nhưng chính quyền địa phương và các lực lượng làm chức năng bảo vệ rừng vẫn không hề can thiệp, ngăn chặn./.
Quang Thái (TTXVN/Vietnam+)